Lãnh thổ Việt Nam có hình chữ S, trải dài từ vĩ độ 8027’ Nam (từ Mũi Cà Mau) đến 23023’ Bắc (đỉnh đầu Lũng Cú, huyện Đồng văn, tỉnh Hà Giang). Như vậy, đất nước Việt Nam nằm trọn trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu. Tiêu biểu cho chế độ mặt trời vùng nội chí tuyến là hiện tượng mặt trời đi qua thiên đỉnh 02 lần trong một năm vào các tháng từ cuối tháng 5 đến tháng 8 dương lịch khu vực Bắc bán cầu; độ cao mặt trời (Ho) rất lớn từ 84 độ đến xấp xỉ 89 độ, mặt đất nhận được năng lượng bức xạ mặt trời rất nhiều, vì thế nó tạo nên những đợt thời tiết rất nắng nóng và oi bức.
Độ cao mặt trời thể hiện sự nắng nóng, oi bức phân theo thời gian
và vĩ độ (nguồn tài liệu khí hậu Việt Nam)
Nhiệt độ cao, thời tiết nắng nóng oi bức làm cho cơ thể con người bị mất nước và muối khoáng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Trong những ngày trời nắng nóng, mọi người cần sắp xếp làm các công việc ngoài trời vào sáng sớm hoặc buổi chiều khi nhiệt độ ngoài trời mát mẻ hơn; cần uống nhiều nước hơn mức bình thường và bổ sung nước trái cây tươi để tăng cường Vitamin. Để phòng tránh nắng nóng cho cây trồng và vật nuôi thì cần phải cung cấp kịp thời và đủ nguồn nước sạch./.
Cao Hồng Kỳ, Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Giang.