Hội Đông y tỉnh là một trong những Hội thành viên thuộc hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang. Năm 2014, thực hiện chức năng thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được sự hướng dẫn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Hội Đông y tỉnh đã đề xuất và được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt triển khai đề tài khoa hoọc và công nghệ “Kế thừa, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển 01 bài thuốc gia truyền có giá trị chữa bệnh cho cộng đồng tỉnh Hà Giang”. Sau gần một năm thực hiện, với sự nỗ lực cố gắng của tập thể tác giả và sự giúp đỡ của các tổ chức cá nhân liên quan. Đề tài đã thu được những kết quả cụ thể, tạo cơ sở đề xuất các biện pháp nhân rộng kết quả nghiên cứu trong cộng đồng, góp phần thúc đẩy hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Dưới đây là tóm tắt một số kết quả bước đầu nghiên cứu, hiệu quả bài thuốc gia truyền điều trị bệnh Viên đại tràng cho cộng đồng tỉnh Hà Giang đã được các chuyên gia đánh giá cao tại Hội nghị Hội thảo Khoa học cuối tháng 3/2015.
1/ Đặt vấn đề
Viêm đại tràng là một trong những bệnh tiêu hóa khá phổ biến trên thế giới hiện nay và đang có xu hướng tăng nhanh ở các nước. Ở Việt Nam, bệnh Viêm đại tràng đứng tốp đầu trong nhóm các bệnh về đường tiêu hóa. Theo thống kê của hiệp hội tiêu hóa Việt Nam có khoảng 20-25 % người Việt mắc loại bệnh này do bị viêm đường ruột bởi ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh- thức ăn có vi khuẩn thương hàn gây bện (trực khuẩn lỵ, khuẩn a- míp) hoặc do dùng quá nhiều kháng sinh đường ruột gây loạn khuẩn (báo điện tử Việt Nam nét). Ở tỉnh Hà Giang, đa phần người dân còn gặp nhiều khó khăn, các công việc lao động của họ thường bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc vào tối mịt, thêm vào đó là phong tục tập quán, thói quen ăn quống không điều độ chưa hợp vệ sinh an toàn thực phẩm như: uống nhiều rượu, ăn nhiều chất cay, nóng, chất có nhiều độc tố… khiến họ rất dễ bị mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa, đặc biệt là bệnh Viêm Đại tràng.
Thời gian qua, công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân đã được tỉnh Hà Giang đặc biệt quan tâm, cùng với sự nhiệt tình của đội ngũ y bác sĩ, nhiều phác đồ điều trị bằng thuốc tây theo phương pháp hiện đại đã được đưa vào áp dụng có hiệu quả; trong điều trị bằng thuốc nam, có nhiều lương y, lang y giỏi, nhiều bài thuốc gia truyền hay, nhiều cây thuốc quý, hàng năm đã tham gia góp phần cùng ngành y tế chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Đặc biệt bài thuốc gia truyền chữa bệnh viêm đại tràng của lang y Phùng Sinh Suốt, được người dân đánh giá cao với hiệu quả của nó như: thời gian điều trị ngắn ngày, nhanh phục hồi hệ tiêu hóa và thể trạng cơ thể, thuốc dễ kiếm, dễ trồng, dễ bảo quản, dễ sử dụng…
Từ vấn đề nêu trên, Hội đông y tỉnh tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực nghiệm hiệu quả bài thuốc gia truyền chữa Viêm loét đại tràng trong nhân dân làm cơ sở đưa ra giải pháp nhân rộng góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
2/ Khái quát các vấn đề nghiên cứu:
- Mục tiêu: (1) Nghiên cứu, kế thừa bài thuốc gia truyền chữa Viêm loét đại tràng có giá trị, góp phần vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng; (2) Đề xuất được giải pháp lưu giữ, bảo tồn và phát triển bài thuốc, nguồn dược liệu.
- Nội dung nghiên cứu: (1) Điều tra, hồi cứu bệnh nhân đã được điều trị bệnh bằng bài thuốc gia truyền của lang y Phùng Sinh Suốt; (2) Đánh giá độc tính thành phần các vị thuốc; (3) thử nghiệm lâm sàng, đánh giá hiệu quả bài thuốc
- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, điều tra đánh giá hồi cứu, kết hợp thử nghiệm lâm sàng.
Hội Đông y tỉnh tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng
bài thuốc gia truyền chữa bệnh Viêm đại tràng trong cộng đồng
3. Kết quả nghiên cứu:
3.1. Kết quả điều tra hồi cứu đối với những bệnh nhân đã được điều trị trong cộng đồng của lương y Phùng Sinh Suốt. Với phương pháp điều tra hồi cứu ngẫu nhiên 50 bệnh nhân, kết quả thu được ở các bảng dưới đây:
Bảng 01: Kết quả điều tra hồi cứu bệnh nhân đã điều trị Viêm đại tràng
bằng thuốc gia truyền của lương y Phùng Sinh Suốt:
TT
|
Hạng mục
|
Đơn vị tính
|
Tổng số
|
Tỷ lệ %
|
1
|
Kết quả điều tra hồi cứu
|
|
|
|
|
Khỏi
|
Người
|
37
|
74
|
|
Đỡ
|
Người
|
13
|
26
|
|
Không khỏi
|
|
|
|
2
|
Số thang thuốc sử dụng
|
|
|
|
-
|
< 3 thang
|
Thang
|
10
|
20
|
-
|
3-9 thang
|
Thang
|
39
|
78
|
-
|
10-15 thang
|
Thang
|
1
|
2
|
-
|
> 15 thang
|
Thang
|
0
|
0
|
Đa số bệnh nhân được điều trị cho rằng hiệu quả điều trị của thuốc tốt. Từ kết quả ở bảng trên cho thấy bệnh nhân đã được lương y Phùng Sinh Suốt điều trị bệnh Viêm đại tràng bằng thuốc gia truyền trong cộng đồng có tỷ lệ khỏi cao, có 74 % bệnh nhân khỏi bệnh sau điều trị, 26 % bệnh nhân có chiều hướng thuyên giảm bệnh. Số thang thuốc điều trị nằm trong khoảng từ 3-9 thang, với thời gian điều trị trung bình từ 9 đến 27 ngày.
Bảng 02. Đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh về bài thuốc
Tt
|
Tiêu chí lấy ý kiến tham vấn
|
Số người đánh giá/tiêu chí
|
Tỷ lệ
|
Ghi chú
|
1
|
Rẻ tiền, hiệu quả
|
33
|
66
|
|
2
|
Dễ kiếm
|
4
|
8
|
|
3
|
Tiết kiệm thời gian
|
5
|
10
|
|
4
|
Tất cả các tiêu chí trên
|
8
|
16
|
|
Kết quả bảng 02 đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân về bài thuốc giai truyền điều trị bệnh Viêm đại tràng đã được lương y Phùng Sinh Suốt điều trị cho thấy, số bệnh nhân hài lòng về bài thuốc chiếm tỉ lệ cao (66%). Bài thuốc có nhiều ưu điểm và tác dụng, hiệu quả tốt trong điều trị bệnh viêm đại tràng; chi phí thấp, tiết kiệm thời gian nhưng lại mang lại hiệu quả. Người bệnh có thể tự mang về nhà sắc mà không cần nằm điều trị nội trú tại Viện.
3.2. Kết quả nghiên cứu đánh giá độc tính thành phần các vị thuốc
Đã tiến hành đánh giá độc tính thành phần thuốc qua kiểm nghiệm từng cây thuốc, vị thuốc của bài thuốc. Số lượng thuốc đưa vào kiểm nghiệm, thử nghiệm là 06 vị thuốc. Phương pháp thử độc tố được thử nghiệm trên thỏ, với liều lượng ấn định gấp 25 lần của người: 25ml/kg/trọng lượng của thỏ.
Bảng 03. Kết quả nghiên cứu độc tính thành phần các vị thuốc
TT
|
Nhóm
|
Thỏ
|
Liều ml/kg
|
Trọng lượng thỏ
|
Tổn số ml uống
|
Ghi chú
|
1
|
Nhóm I. Uống mẫu thử dung dịch 1/1
|
T1
|
25
|
2
|
50
|
(D2 1:1)
|
T2
|
25
|
1.9
|
47,5
|
(D2 1:1)
|
T3
|
25
|
1.9
|
47,5
|
(D2 1:1)
|
2
|
Nhóm II. Uống mẫu thử dung dịch ½, lấy 150 ml (D2 1.1) + 450ml H2O >D1
|
T4
|
25
|
1,8
|
45
|
(D2 1:1)
|
T5
|
25
|
2,0
|
50
|
(D2 1:1)
|
T6
|
25
|
2.2
|
55
|
(D2 1:1)
|
3
|
Nhóm 1. Uống mẫu thử dung dịch 1/3, lấy 100 ml (D2 1.1 + 300ml H2O >D2 1
|
T1
|
25
|
2
|
50
|
(D2 1:3)
|
T2
|
25
|
1.9
|
50
|
(D2 1:3)
|
T3
|
25
|
1.9
|
45
|
(D2 1:3)
|
- Kết quả: + Sau 1 giờ theo dõi; 9 thỏ khỏe mạnh bình thường
+ Sau 2 giờ theo dõi; 9 thỏ khỏe mạnh bình thường
+ Sau 12 giờ theo dõi; 9 thỏ khỏe mạnh bình thường
+ Sau 48 giờ theo dõi; 9 thỏ khỏe mạnh, ăn uống bình thường
- Kết luận: mẫu thuốc chữa bệnh Viêm đại tràng do Lang y Phùng Sinh Suốt, thôn Minh Thành, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang với liều thử trên không có độc tính bất thường.
3.3. Nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng bài thuốc gia truyền Viêm đại tràng của ông Phùng Sinh Suốt.
Nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng và theo dõi trên 100 bệnh nhân, thời gian theo dõi 3 tháng (từ tháng 8/2014 đến tháng 10/2014. Thu được kết quả, được tổng hợp ở bảng 04 dưới đây:
Bảng 04. Kết quả theo dõi bệnh nhân trước và sau khi điều trị
TT
|
Triệu chứng
|
Trước khi điều trị
|
Sau khi điều trị
|
So sánh trước và sau điều trị
|
Có triệu chứng
|
Tỷ lệ (%)
|
Có triệu chứng
|
Tỷ lệ (%)
|
Giảm (%)
|
1
|
Thường xuyên bị trướng bụng đầy hơi
|
82
|
82
|
18
|
18
|
64
|
2
|
Đau bụng vùng hố chậu hai bên dọc theo khung đại tràng
|
98
|
98
|
21
|
21
|
77
|
3
|
Đau quặn bụng từng cơn, khi đau thường mót đi ngoài, đi ngoài được sẽ giảm đau
|
74
|
74
|
19
|
19
|
55
|
4
|
Cơn đau thường xuyên tái phát
|
63
|
63
|
16
|
16
|
47
|
5
|
Đi ngoài phân lỏng nhiều lần một ngày, phân có nhày, máu
|
57
|
57
|
15
|
15
|
42
|
6
|
Thường xuyên đi ngoài phân táo, sau bãi phân có nhày, máu
|
67
|
67
|
36
|
36
|
31
|
6 vị thuốc chính điều trị bệnh Viêm đại tràng được lang y Phùng Sinh Suốt áp dụng
được trưng bày tại Hội thảo kết quả nghiên cứu bài thuốc.
Kết quả theo dõi lâm sàng cho thấy: trước khi điều trị, số bệnh nhân có triệu chứng đau bụng vùng hố chậu hai bên dọc theo khung đại tràng chiếm tỷ lệ 98%, sau khi điều trị, số bệnh nhân còn đau là 21 % (giảm 77%); số bệnh nhân thường xuyên bị trướng bụng, đầy hơi trước khi điều trị là 82%, sau khi điều trị còn 18 % (giảm 64%); bệnh nhân đau quặn bụng từng cơn, khi đau thường mót đi ngoài, trước khi điều trị 74%, sau khi điều trị còn 19% (giảm 55%); số bệnh nhân thường xuyên bị đau bụng tái phát trước khi điều trị là 63%, sau điều trị còn 16% (giảm 47%)…
Bảng 05: Đặc điểm triệu chứng cận lâm sàng trước và sau điều trị
STT
|
Triệu chứng
|
Trước điều trị
|
Sau điều trị
|
Bệnh nhân
|
Tỷ lệ (%)
|
Bệnh nhân
|
Tỷ lệ (%)
|
Siêu âm ổ bụng
|
Bất thường
|
66
|
66
|
63
|
63
|
Bình thường
|
34
|
34
|
37
|
37
|
Chụp khung đại tràng
|
Viên đại tràng chức năng
|
37
|
37
|
5
|
5
|
Viên đại tràng co thắt
|
62
|
62
|
20
|
20
|
Bình thường, ổn định
|
1
|
1
|
75
|
75
|
Xét nghiệm phân
|
Dương tính
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Âm tính
|
100
|
100
|
100
|
100
|
Xét nghiệm nước tiểu
|
Bất thường
|
2
|
2
|
2
|
2
|
Bình thường
|
98
|
98
|
98
|
98
|
Kết quả bảng trên cho thấy: (1) trước khi điều trị có 66 bệnh nhân siêu âm ổ bụng thấy hình ảnh bất thường (gan nhiễm mỡ, thận có cặn), sau điều trị giảm còn 63 bệnh nhân. Như vậy, việc dùng thuốc điều trị bệnh viêm đại tràng không có ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, thận. (2) Chụp khung đại tràng trước điều trị có 37 bệnh nhân bị viên đại chàng chức năng, 62 bệnh nhân viêm đại tràng co thắt, 01 bênhh nhân không thấy hình ảnh bất thường. Sau điều trị giảm xuống còn 05 bệnh nhân bị viêm đại tràng chức năng, 20 bệnh nhân viêm đại tràng co thắt, 75 bệnh nhân không thấy hình ảnh bất thường. (3) xét nghiệm phân trước và sau khi điều trị, có 100 bệnh nhân cho kết quả âm tính; xét nghiệm nước tiểu trước và sau điều trị, đều cho kết quả có 2 bệnh nhân có biểu hiện bất thường. Như vậy việc dùng thuốc điều trị bệnh Viêm đại tràng không có ảnh hưởng đến các thông số nước tiểu của người bệnh.
Bảng 06. Kết quả sau điều trị thử nghiệm
Khỏi
|
Đỡ
|
Không khỏi
|
Tổng số
|
Tỷ lệ (%)
|
Tổng số
|
Tỷ lệ (%)
|
Tổng số
|
Tỷ lệ (%)
|
75
|
75
|
25
|
25
|
0
|
0
|
Nhận xét:
- Tổng số bệnh nhân khỏi bệnh viêm đại tràng nhờ bài thuốc gia truyền là 75 bệnh nhân, chiếm 75%,
- Tổng số bệnh nhân đỡ, giảm bệnh là 25 bệnh nhân, chiếm 25%
- Không có trường hợp nào bệnh nhân không thuyên giảm hoặc không khỏi bệnh.
4. Kết luận:
Qua điều tra hồi cứu tại cộng đồng và nghiên cứu, điều trị cho 100 người bệnh tại Bệnh viện Y học cổ truyền từ tháng 8 đến tháng 10/2014 cho thấy: (1) Bài thuốc gia truyền điều trị bệnh Viêm đại tràng của lương y Phùng Sinh Suốt, thôn Minh Thành, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang mang hiệu quả rất tốt kể cả đánh giá trên bệnh nhân qua điều tra hồi cứu và điều trị lâm sàng, có 75/100 người bệnh (chiếm 75%) khỏi bệnh sau điều trị; 25/100 người bệnh (chiếm 25%) thuyên giảm, đỡ bệnh; Kết quả nghiên cứu không thấy xuất hiệu các triệu chứng không mong muốn và tác dụng phụ của thuốc trong suốt quá trình điều trị; (3) ngoài việc người bệnh khỏi và đỡ bệnh viêm đại tràng, một số biểu hiện bất thường ở gan, thận (sỏi thận, cặn thận, gan nhiễm mỡ.. ) cũng được cải thiện đáng kể sau điều trị (chiếm 3%), nếu dùng thuốc lâu dài có tác dụng tốt cho chức năng gan, thận.
Từ kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy đây là bài thuốc có giá trị cao trong điều trị bệnh Viêm đại tràng theo phương pháp đông y trong cộng đồng, với thời gian điều trị ngắn, chi phí thấp hơn so với điều trị bằng phương pháp tây y. Rất cần thiết được lưu giữ, phát triển nhân rộng trong thời gian tới, góp phần từng bước đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng./.
Bài và ảnh: Đức Hiện