Khu Công Nghệ Cao Thành phố Hồ Chí Minh - Nơi ươm mầm khoa học

 Trong chuỗi hoạt động tại Hội nghị giao ban Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương năm 2022, tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh (từ ngày 21/7/2022 đến 23/7/2022).

Chúng tôi có chuyến tham quan ởVườn ươm Doanh nghiệp Công Nghệ CaoTP. Hồ Chí Minh, dẫn đầu đoàn tham quan cóông Nguyễn Quyết Chiến - Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam và ông Nguyễn Văn Phước - Chủ tịch Liên hiệp Hội TP.HCM.Buổi tham quan thực tế đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng.

Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao (Saigon Hi-Tech Park Incubation Center), trực thuộc Ban Quản lý Khu Công Nghệ Cao Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắc: SHTP-IC) là đơn vị sự nghiệp nhà nước, được thành lập tháng 8/2006, với mục tiêu hỗ trợ các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức sở hữu công nghệ hoàn thiện sản phẩm, phát triển doanh nghiệp, thương mại hóa sản phẩm trong thời gian ngắn với chi phí và rủi ro thấp. 

tm-img-alt

Lãnh đạo Khu CNC TP. Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm với
lãnh đạo LHH Việt Nam và LHH các tỉnh, thành phố tại Vườn ươm SHTP-IC

Nơi “Nuôi dưỡng mầm khoa học”

Theo chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Anh Thi (chuyên ngành cơ học) Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh, tại buổi tiếp Đoàn tham quan chúng tôi: “Để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp (startup), nhiều vườn ươm doanh nghiệp đã được thành lập tại TP Hồ Chí Minh. Trong đó, Vườn ươm SHTP-IC được xem là nơi “nuôi dưỡng” các dự án có tính mới, tính sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ cao”; “Đặc biệt từ năm 2020, Vườn ươm SHTP-IC tích cực đồng hành cùng các cuộc thi khởi nghiệp với mong muốn hỗ trợ nhiều hơn, sâu hơn cho hệ sinh thái và cộng đồng, từ đó thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển mạnh mẽ hơn”, PGS.TS Nguyễn Anh Thi, cho biết thêm.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết: Trong thời gian qua Vườn ươm đã ươm tạo hơn 110 dự án startup Việt có những sở hữu trí tuệ riêng và có những sản phẩm cụ thể và đã thương mại hóa thành công. SHTP-IC đã trải qua hơn 15 năm thành lập và phát triển nên có những tiềm lực, nguồn lực rất tốt để hỗ trợ cho các dự án trong việc hoàn thiện sản phẩm, marketing tiếp cận thị trường để thương mại hóa, cũng như kết nối với các nguồn lực trong và ngoài nước kể cả tư nhân và khu vực nhà nước, quốc tế.

Đặc biệt giai đoạn dịch Covid-19 vừa qua diễn biến phức tạp, nhưng hoạt động thương mại hóa sản phẩm của các dự án đã và đang ươm tạo vẫn đạt được một số kết quả thiết thực, như: Mô hình hệ thống Phần mềm quản lý Khu đô thị-Chung cư của Cyfeer đã được nhân rộng và áp dụng tại các tỉnh, thành phố trong nước: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng và một số nước khác trong khu vực Đông Nam Á.

 

Chỉ tính trong năm 2021, cho dù phòng chống dịch bệnh Covid-19 nhưng đã có 23 dự án  tham gia chương trình ươm tạo. Trong đó, có 10 doanh nghiệp ươm tạo đã có sản phẩm thương mại, được khách hàng và đối tác đánh giá cao.

Vườn ươm SHTP-IC còn tổ chức các Hội thảo khoa học, Hội thi chuyên đề, chuyên ngành. Tổ chức các Lễ ký kết hợp tác trong và ngoài nước vể các lĩnh vực hoạt động. Đặc biệt là “Địa chỉ khoa học” để sinh viên các trường Đại học trong và ngoài nước đến tham và trải nghiệm thực tế.

Theo lãnh đạo Vườn ươm SHTP-IC cho biết: “Thời gian tới, SHTP-IC đẩy mạnh ươm tạo các doanh nghiệp trong lĩnh vực số và chuyển đổi số, có những chương trình riêng và đang kết hợp với các đối tác đẩy mạnh hơn nữa cho lĩnh vực này. Qua đó, góp phần trong xu hướng chung của TP. Hồ Chí Minh là thành phố thông minh và chuyển đổi số. Đồng thời, tập trung những nguồn lực tốt nhất để thúc đẩy các dự án trong lĩnh vực số và chuyển đổi số tiếp cận và triển khai ra thực tế, ứng dụng tại các cơ quan, đơn vị có nhu cầu chuyển đổi số ở khu vực tư nhân, cũng như khu vực nhà nước”

 
tm-img-alt

ÔngNguyễn Hoài Trung - Chuyên viên Không gian sáng chế của
Vườn ươm SHTP-IC (bên trái), giới thiệu các sản phẩm với đại biểu tham quan.

Nơi“đỡ đầu” những sản phẩm mẫu

Qua chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thu Minh (Trưởng phòng Xúc tiến đầu tư Khu CNC TP. Hồ Chí Minh) tại buổi gặp mặt, chúng tôi biết thêm: Vườn ươm SHTP-IC là một địa chỉ tin cậy của các doanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN), SHTP-IC không chỉ tạo điều kiện về hạ tầng, trang thiết bị mà còn hỗ trợ tư vấn toàn diện chuyên sâu cho các nhóm khởi nghiệp về mọi mặt kỹ thuật, kinh doanh, pháp lý và nhất là sở hữu trí tuệ. Tất cả dự án khi tham gia vườn ươm đều được tư vấn xác lập, đăng ký sở hữu trí tuệ để đảm bảo quyền lợi (có trên 15 dự án đang ươm tạo đăng ký sở hữu trí tuệ). 

Chúng tôi theo chân ông Nguyễn Hoài Trung (Chuyên viên Không gian sáng chế củaVườn ươm SHTP-IC) để tham quan các sản phẩm mẫu. Riêng tôi rất tâm đắc với mẫu nuôi cá, tôm hùm bằng lồng bè nhựa (Dự án sẽ triển khai ở tỉnh Khánh Hòa), vừa đi ông Hoài Trung giải thích: “Sau khi các dự án đã có sản phẩm hoàn thiện, SHTP-IC hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh và marketing. Đồng thời, các DNKN sẽ được hỗ trợ kết nối, kêu gọi vốn đầu tư mở rộng kinh doanh. Đã có hàng chục sản phẩm công nghệ đang được ươm tạo và đang trong quá trình thương mại hóa sản phẩm, như: Công ty TNHH Saigon Nanomat thương mại hóa vật liệu bột nano oxýt kim loại và ceramic bằng thiết bị nghiền siêu mịn tự chế tạo; Công ty TNHH Công nghệ Giao Thoa giới thiệu cho thị trường hệ thống Atovi Smart Lock; Công ty TNHH MTV Fman thương mại hóa thành công sản phẩm hệ thống thiết bị đo giám sát môi trường nông nghiệp - ngư nghiệp Aevisor…Ông Nguyễn Hoài Trung, cho biết thêm: “Khi các dự án đến với chúng tôi, ban đầu là sản phẩm mẫu, chưa đủ điều kiện ra được thị trường. Chúng tôi có chuyên gia hỗ trợ các nhóm xây dựng mô hình kinh doanh, đánh giá phân khúc thị trường, hoàn thiện sản phẩm và cùng tổ chức các sự kiện kết nối với thị trường”. 

“Trong các DNKN ươm tạo thành công ở SHTP-IC có DNKN Vexere. Đây là giải pháp hỗ trợ khách hàng đặt vé, kiểm tra tình trạng vé xe trên trang chủ Vexere.com hoặc ứng dụng Vexere trên các thiết bị di động. Vexere đã kết nối với hơn 2.000 nhà xe và bến xe trên cả nước” ông Hoài Trung bộc bạch thêm.

Còn lãnh đạo Vườn ươm SHTP-IC, cho biết: “SHTP-IC tập trung hỗ trợ ươm tạo các dự án thuộc 4 lĩnh vực: Công nghệ thông tin - viễn thông, tự động hóa, công nghệ sinh học và vật liệu mới - công nghệ nano, với thời gian ươm tạo cho mỗi dự án có thể lên tới 3 năm. Tuy là giai đoạn đầu của chương trình nhưng chúng tôi đã sẵn sàng cho việc kết nối các chuyên gia, cố vấn, các doanh nghiệp với các nhóm dự án khởi nghiệp quan tâm đến lĩnh vực năng lượng và công nghệ sạch, từ đó có thể tìm kiếm, hỗ trợ và thúc đẩy các dự án khởi nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này”./.

Huỳnh Đức Thế (LHH Phú Yên)
Nguồn: https://vusta.vn

Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google
icon Các tin tức khác
icon Đoàn kết phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong thời kỳ mới
icon Nâng cao hiệu quả hoạt động phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ (KH&CN)
icon Hà Giang: Đánh giá các công trình, giải pháp tham gia Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam năm 2022
icon Hội thảo khoa học "Sáng tạo khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam"
icon Tuyên truyền, phổ biến Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam tại Hoàng Su Phì và Xín Mần
icon Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh tuyên truyền, phổ biến Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam tại cơ sở
icon Bộ trưởng Bộ KH&CN làm Chu Ngọc Anh làm việc tại tỉnh Hà Giang
icon Công bố Sách Vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2017
icon Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang được nhận Giải thưởng Môi trường toàn quốc năm 2017
icon Lễ tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam và Giải thưởng WIPO năm 2016
Liên hiệp Hội Việt Nam
Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam
bộ khoa học và công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ
Thiết kế website