Bảo đảm an ninh nước vì sự phát triển bền vững của đất nước

 Nguồn nước và nước sạch liên quan trực tiếp đến con người, các vùng miền, nông thôn và đô thị. Chính vì vậy, việc bảo đảm an ninh nguồn nước luôn là vấn đề toàn cầu và mang tính cấp thiết đối với mỗi quốc gia.

Ngày 29/10/2020, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Trung tâm Thông tin tổ chức phi chính phủ (NGO-IC), Viện Dân số Sức khỏe và Phát triển (PHAD) tổ chức Hội thảo thường niên các tổ chức xã hội với chủ đề “An ninh nước vì sự phát triển bền vững của Việt Nam”.

Bảo đảm an ninh nước vì sự phát triển bền vững của đất nước

Toàn cảnh hội thảo An ninh nước vì sự phát triển bền vững của Việt Nam

Phát biểu tại hội thảo, TS. Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VUSTA cho biết, Việt Nam là quốc gia nằm ở hạ lưu các nguồn nước quốc tế, hiện Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn liên quan đến nguồn nước và chất lượng nguồn nước. Đó là, phân bố không đều theo thời gian và không gian, lưu lượng nước không đều, tình trạng thiếu nước ngọt cục bộ, ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng, khô hạn, xâm nhập mặn ở ĐBSCL ở mức độ sâu, gay gắt…

Thảm họa lũ ống, lũ quét, lụt lội, sạt lở đất làm môi trường nguồn nước bị ô nhiễm, khiến người dân vùng lũ thiếu nước sạch trầm trọng. Do đó, cần thiết phải có những giải pháp, hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước cho người dân và cộng đồng.

PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến, Phó Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam cho rằng, việc cấp nước an toàn góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu bệnh tật liên quan đến nước; nâng cao ý thức tiết kiệm của cộng đồng trong việc sử dụng nước, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Ngoài ra, cấp nước an toàn góp phần tiết kiệm nước, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.Tuy nhiên, việc cấp nước an toàn còn gặp một số hạn chế như: Nước chưa được coi trọng là hàng hóa đặc biệt, hoạt động cấp nước nguy cơ mất an toàn cao do nguồn nước thiếu, nhiễm mặn, ô nhiễm. Mô hình quản lý cấp nước khu vực nông thôn chưa hợp lý. Chất lượng nước sạch nông thôn không đồng đều, tại một số trạm xử lý chưa thực sự bảo đảm chất lượng do công nghệ xử lý đơn giản và lạc hậu.

Chia sẻ về các giải pháp bảo đảm an ninh nguồn nước, Bà Lê Thị Việt Hoa, Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Mội trường) cho biết, cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật, chính sách quản lý tài nguyên nước; tập trung xây dựng và phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước; nâng cao trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và ý thức của người dân trong việc giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.Bên cạnh đó, cần sớm hoàn thiện việc xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên nước, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc khai thác sử dụng nước; nghiên cứu đề xuất các phương án tăng cường khả năng trữ lũ, giữ nước ngọt với quy mô phù hợp với các vùng miền.

Bảo đảm an ninh nước vì sự phát triển bền vững của đất nước

Chủ tịch Liên hiệp Hội Hà Giang  tham luận tại Hội thảo

Tại Hội thảo, đồng chí Cao Hồng Kỳ, Chủ tịch Liên hiệp Hội Hà Giang trình bày tham luận:Khu vực 04 huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh Hà Giang với đặc điểm địa hình núi cao, độ dốc lớn, đời sống dân cư, trình độ dân trí của nhân dân địa phương còn thấp, hạ tầng cơ sở cấp nước sinh hoạt chưa đáp ứng được nhu cầu, người dân còn rất nhiều khó khăn để được tiếp cận nước cho sinh hoạt, tình trạng thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô vẫn diễn ra thường xuyên; chất lượng nước sinh hoạt chưađảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.

Nhằm tăng cường các biện pháp cấp nước sinh hoạt và giải quyết vấn đề nước uống học đường, góp phần bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho cộng đồng tại vùng khan hiếm nước chưa được tiếp cận nước sạch tập trung, đề nghị:

Một là: Các cấp, các ngành Trung ương và địa phương cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý chất lượng đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt và quản lý chất lượng nước để đảm bảo nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho người dân trước khi sử dụng thay vì mục tiêu số lượng như hiện nay.    

Hai là: Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông tạo sự thay đổi về ý thức trách nhiệm của cộng đồng đối với việc thực hiện trồng rừng và bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước sạch chính là bảo vệ cuộc sống cho bản thân mình; giúp cho người dân nâng cao nhận thức tăng nhu cầu về sử dụng nước sạch và tự nguyện đóng góp tài chính để cùng xây dựng công trình cấp nước sạch, tham gia quản lý, bảo vệ công trình cấp nước sạch, khai thác sử dụng nước sạch. 

Ba là: Cần có sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương về tiếp tục đầu tư các chương trình, dự án cấp nước và xử lý nước sinh hoạt đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho người dân trước khi sử dụng, đặc biệt là tại 04 huyện vùng cao núi đá thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn vùng khan hiếm nước của tỉnh Hà Giang.

Bốn là: Cần phải huy động tối đa mọi nguồn lực của tỉnh từ các chương trình dự án như: Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình xây dựng nhà vệ sinh và cấp nước sạch trong các trường học đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo, góp phần chung tay giải quyết vấn đề nước sạch, nước uống học đường, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho học sinh, giáo viên và cộng đồng dân cư địa phương tại những vùng khan hiếm nước chưa được tiếp cận nước sạch tập trung của tỉnh.

Năm là: Tăng cường sự hợp tác giúp đỡ giữa các thành viên của Liên minh Nước và Sức khỏe Việt Nam (VIWHA) và các đơn vị đối tác, cùng với sự tham gia của cộng đồng chung tay giải quyết vấn đề nước sạch và sức khỏe cộng đồng đối với vùng nông thôn khan hiếm nước. Đề xuất, kêu gọi nguồn lực hỗ trợ từ các doanh nghiệp, các tổ chức Phi chính phủ trong nước và quốc tế bằng các chương trình, dự án, sáng kiến cộng đồng về giải quyết vấn đề nước sạch và nước uống học đường, nâng cao sức khỏe cho cộng đồng địa phương.

Cao Hồng Kỳ, Liên hiệp Hội Hà Giang.

Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google
icon Các tin tức khác
icon Tinh gọn bộ máy: Cuộc cách mạng thay đổi về chất
icon Phát huy hiệu quả hệ thống xử lý cấp nước sạch và nước uống trực tiếp
icon Hai cá nhân của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh được nhận Bằng Lao động Sáng tạo
icon kết quả đấu thầu gói thầu cung cấp hệ thống máy lọc nước cấp nước sạch và nước uống trực tiếp cho trường Phiêng Luông, Bắc Mê.
icon Để phát triển bền vững, trí thức phải đóng vai trò chính yếu, là lực lượng tiên phong
icon NGÀY QUỐC KHÁNH 2/9: GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, Ý NGHĨA THỜI ĐẠI CỦA BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
icon Dự thảo Nghị định quy định về tổ chức hoạt động và quản lý hội còn nhiều bất cập
icon Hội nghị giao ban liên hiệp Hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2022
icon kết quả của kỳ họp thứ 3, quốc hội Khó XV
icon Hội thảo góp ý vào dự thảo Luật Phòng chống bạo lực gia đình
Liên hiệp Hội Việt Nam
Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam
bộ khoa học và công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ
Thiết kế website