Tọa đàm "Thúc đẩy thực thi quyền tiếp cận thông tin trong lĩnh vực khai thác khoáng sản ở Việt Nam

Trong bối cảnh tình hình khai thác khoáng sản vẫn đang diễn ra tràn lan tại các địa bàn, địa phương, việc nâng cao nhận thức, vai trò của cộng đồng về quyền tiếp cận thông tin trong lĩnh vực khai khoáng sản là cần thiết để đảm bảo hoạt động khai thác khoáng sản được thực hiện công khai, minh bạch, cũng như thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý, bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn thu từ khai thác khoáng sản quốc gia một cách bền vững. Đó cũng là chủ đề, nội dung chính của Tọa đàm “Thúc đẩy thực thi quyền tiếp cận thông tin trong lĩnh vực khoáng sản ở Việt Nam” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) – Cơ quan điều phối Chương trình Liên minh Khoáng sản Việt Nam tổ chức ngày 28/9/2018 tại khách sạn La Thành, Hà Nội. Tham dự buổi tọa đàm có hơn 40 đại biểu, chuyên gia đến từ Liên minh Khoáng sản Việt Nam, đại biểu các ngành Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hòa Bình, Hà Giang, Nghệ An, Quảng Trị và các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương.

          Những năm gần đây, minh bạch hóa được đánh giá là một trong những giải pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực quản trị ngành công nghiệp khai khoáng ở Việt Nam; việc tăng cường vai trò và trách nhiệm cung cấp thông tin của cơ quan quản lý nhà nước cũng như quyền tiếp cận thông tin của người dân sẽ góp phần thúc đẩy quá trình giám sát và sử dụng nguồn lợi từ khoáng sản một cách bền vững và hiệu quả. Tọa đàm nhằm nâng cao năng lực quản trị ngành công nghiệp khai khoáng nước nhà; tăng cường vai trò và trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước và quyền được tiếp cận thông tin của người dân.

Tọa đàm

Toàn cảnh Tọa đàm “Thúc đẩy thực thi quyền tiếp cận thông tin trong lĩnh vực khoáng sản ở Việt Nam

          Theo ý kiến của các chuyên gia tại buổi Tọa đàm cho biết: Từ năm 2010 đến nay, khung chính sách và pháp luật về quản trị tài nguyên khoáng sản của Việt Nam đang từng bước được hoàn thiện. Trong tiến trình đó, nhiều tổ chức trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều khuyến nghị về việc cần phải thực hiện công khai, minh bạch hóa ngành công nghiệp khai thác khoáng sản nước nhà như là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để nâng cao năng lực quản trị ngành tài nguyên khoáng sản quốc gia phục vụ lợi ích chung cho đất nước, xã hội. Mặc dù nguyên tắc công khai, minh bạch trong lĩnh vực khoáng sản đã được quy định tại Luật Khoáng sản năm 2010 và các Văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản; trong đó Nghị định 164/2016/NĐ-CP ngày 26/12/2016 của Chính phủ quy định về Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản đã quy định việc thực hiện công khai các thông tin liên quan đến nguồn thu, phân bổ và sử dụng nguồn thu phí bảo vệ môi trường trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tại cơ sở. Dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật kỳ vọng sẽ góp phần cung cấp thông tin cho công chúng, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào việc khai thác; sử dụng nguồn lợi từ khoáng sản một cách bền vững và đạt hiệu quả cao nhất. Luật tiếp cận thông tin đã được Quốc hội khóa XIII thông qua và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2018; Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật tiếp cận thông tin sẽ là cơ hội lớn để người dân, các tổ chức xã hội quan tâm tới lĩnh vực khai thác khoáng sản và  được quyền tiếp cận với các nguồn thông tin khác nhau trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tại Việt Nam.

Tọa đàm

Ông Cao Hồng Kỳ, Chủ tịch Liên hiệp Hội Hà Giang chia sẻ về quyền tiếp cận thông tin
về khoảng sản, nhìn từ việc thực hiện Nghị định 164/2016/NĐ-CP, nghiên cứu điểm tại Hà Giang

          Ở một góc độ khác, các chuyên gia cho rằng trách nhiệm cung cấp thông tin của cơ quan quản lý nhà nước và quyền tiếp cận thông tin của công dân nói chung và trong lĩnh vực khoáng sản nói riêng cần có sự công khai, kịp thời, đầy đủ và chính xác, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm chủ động cập nhật công khai danh mục thông tin. Hiện nay, thách thức lớn nhất là việc rà soát các quy định về công khai minh bạch trong lĩnh vực khai khoáng cũng gặp nhiều khó khăn, do vấn đề công khai thông tin về nộp thuế và các khoản thu ngân sách của nhà nước Việt Nam chưa đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về EITI (Sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai thác); bởi vì đây được coi là thông tin cá nhân của tổ chức, doanh nghiệp, người nộp thuế.

Tọa đàm

Đại diện Liên hiệp Hội Hà Giang tham dự Talk Show “Nhà báo và Công dân về thực thi Luật tiếp cận thông tin”

          Tại Diễn đàn Talk Show “Nhà báo và công dân về thực thi Luật tiếp cận thông tin trong lĩnh vực khoáng sản” đại biểu các cơ quan thông tấn, báo chí và các đại biểu địa phương cũng tập trung thảo luận xoay quanh các chủ đề về cơ chế chia sẻ và tiếp cận thông tin; trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước và quyền tiếp cận thông tin của công dân trong lĩnh vực khoáng sản với các trường hợp cụ thể trong lĩnh vực khoáng sản ở từng địa phương cũng như các quy định của pháp luật liên quan; đánh giá các quy định và tiêu chuẩn quốc tế về minh bạch hóa trong ngành khai khoáng; rà soát các quy định về công khai, minh bạch thông tin trong lĩnh vực khai khoáng của Việt Nam.

          Trong bối cảnh hội nhập, việc nước ta thông qua và đưa Luật tiếp cận thông tin vào cuộc sống có thể coi là bước tiến đáng ghi nhận. Vấn đề đặt ra là thực hiện Luật này như thế nào để đảm bảo quyền công dân? Đó cũng là thông điệp được đưa ra tại tọa đàm “Nhà báo và công dân trong thực thi Luật tiếp cận thông tin” cũng được diễn ra chiều 28/9/2018 tại Hà Nội do sự phối hợp của Mạng lưới đất rừng (FORLAND) cùng với Tổ chức Care Quốc tế tại Việt Nam và Oxfam Quốc tế tại Việt Nam tổ chức. 

          Theo các nhà khoa học: Điều quan trọng là người dân biết họ có quyền yêu cầu chính quyền cung cấp các thông tin và chính quyền phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin đó. Việc giao tiếp hai chiều là điều cần thiết để tạo ra nền quản trị minh bạch và có trách nhiệm giải trình. Trên thực tế, tiếp cận thông tin là bước đầu tiên để người dân có thể tham gia vào quá trình hoạch định và thực hiện chính sách ngay trên mảnh đất mình sinh sống.

Tọa đàm

Đại diện Liên hiệp Hội Hà Giang chia sẻ về thực thi Luật tiếp cận thông tintrong lĩnh vực khai khoáng tại cơ sở

          Cuối cùng các đại biểu đều tin tưởng rằng chúng ta có quyền ước mơ trong tương lai gần, tất cả các cộng đồng ở nhiều địa phương khác sẽ được tiếp cận với thông tin nhiều hơn để cải thiện chất lượng cuộc sống của mình; nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trước người dân là một trong những cách để chính quyền nâng cao tính liêm chính và năng lực của chính mình.

 

Cao Hồng Kỳ, Liên hiệp Hội Hà Giang.

Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google
icon Các tin tức khác
icon Phát huy hiệu quả hệ thống xử lý cấp nước sạch và nước uống trực tiếp
icon Hai cá nhân của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh được nhận Bằng Lao động Sáng tạo
icon kết quả đấu thầu gói thầu cung cấp hệ thống máy lọc nước cấp nước sạch và nước uống trực tiếp cho trường Phiêng Luông, Bắc Mê.
icon Để phát triển bền vững, trí thức phải đóng vai trò chính yếu, là lực lượng tiên phong
icon NGÀY QUỐC KHÁNH 2/9: GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, Ý NGHĨA THỜI ĐẠI CỦA BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
icon Dự thảo Nghị định quy định về tổ chức hoạt động và quản lý hội còn nhiều bất cập
icon Hội nghị giao ban liên hiệp Hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2022
icon kết quả của kỳ họp thứ 3, quốc hội Khó XV
icon Hội thảo góp ý vào dự thảo Luật Phòng chống bạo lực gia đình
icon Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Liên hiệp Hội Việt Nam
Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam
bộ khoa học và công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ
Thiết kế website