Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2014 và sơ kết 02 năm thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 06/12/2012 của Chính phủ.
Căn cứ vào Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và việc triển khai kiểm tra việc thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
Thực hiện công văn số 1768/STC-TTr ngày 25/12/2014 của Sở Tài chính tỉnh Hà Giang V/v báo cáo công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2014 và sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP.
Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Hà Giang tỉnh Hà Giang báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2014 và sơ kết 02 năm thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 06/12/2012 của Chính phủ như sau:
I. Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
1. Công tác tuyên truyền phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 82/NQ- CP ngày 06/12/2012 của Chính phủ về chương trình hành động thực hiện kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của ban chấp hành trung ương đảng khoá XI về việc tiếp tục thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ ba, ban chấp hành TW đảng khóa X “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” giai đoạn 2012-2016.
Phối hợp với các tổ chức Đoàn thể trong đơn vị quán triệt, tuyên truyền đến toàn thể công chức, người lao động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí , học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến tích cực về tư tưởng, hành động trong đội ngũ cán bộ công chức trong đơn vị.
2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện.
Thực hiện kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2014 của UBND tỉnh, Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2014 của đơn vị, Lãnh đạo đơn vị đã giao trách nhiệm cho từng cá nhân CBCC thực hiện và sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích về tài sản, trang thiết bị làm việc...,đồng thời đưa nội dung thực hành, tiết kiệm chống lãng phí vào các quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, gắn quyền lợi của công chức, người lao động đạt hiệu quả cao nhất.
II. TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHÔNG LÃNG PHÍ.
1. Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
* Về biên chế :
- Tổng số biên chế được giao : 08 người
- Số biên chế có mặt: 07 người
* Về sắp sếp tổ chức bộ máy :
- Số phòng: 01 phòng
+ Văn phòng Liên hiệp hội
a. Thực hành tiết kiệm ,chống lãng phí trong việc điều hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ;
Đơn vị đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế sử dụng tài sản công từ đó tạo quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý và chi tiêu tài chính của đơn vị, thực hiện dân chủ công khai, minh bạch sự kiểm tra giám sát của cán bộ công chức trong cơ quan; Sử dụng tài sản đúng mục đích và đạt hiệu quả, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Căn cứ vào Nghị quyết 40/2010/NQ-HĐND ngày 11/12/2010 của HĐND tỉnh quy định định mức thanh toán công tác phí, chế độ hội nghị; Quyết định 2958/2013/QĐ-UBND ngày 19/12/2013 về việc ban hành định mức tiêu hao nhiên liệu đối với xe ô tô phục vụ công tác của các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Từ đó đơn vị đã xây dựng định mức thanh toán phụ cấp công tác phí, tiền thuê phòng nghỉ, định mức cấp xăng xe ô tô phục vụ công tác theo đúng định.
b. Thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong quản lý và sử dụng kinh phí NSNN.
Căn cứ Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.
Thực hiện công khai trong việc quản lý và sử dụng biên chế, kinh phí quản lý hành chính trong cơ quan, tạo điều kiện cho các tổ chức Đoàn thể và công chức trong cơ quan được tham gia và giám sát thực hiện. Tại Hội nghị cán bộ, công chức năm 2014, tập thể lãnh đạo đơn vị đã cùng cán bộ công chức, người lao động thảo luận công khai công tác thu, chi tài chính năm 2014 và những hạn chế trong các quy chế nội bộ, trên cơ sở đó sửa đổi, bổ sung các Quy chế: Quy chế chi tiêu nội bộ, quản lý và sử dụng biên chế, quy chế quản lý tài sản công; Quy chế đánh giá cán bộ, công chức…, đảm bảo tính thống nhất, minh bạch trong hoạt động thu, chi tài chính, quản lý, sử dụng biên chế, tài sản công của cơ quan;
c. Thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong mua sắm, quản lý tài sản, trang thiết bị làm việc:
Tiến hành kiểm kê, đánh giá tài sản của cơ quan và thanh lý các tài sản hư hỏng, không cần dùng. Mở sổ theo dõi cụ thể việc quản lý, sử dụng tài sản của nhà nước đối với từng công chức và người lao động, qua đó nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng tài sản. Việc thay thế, sữa chữa các thiết bị làm việc, đơn vị đều thành lập Hội đồng để xác định rõ nguyên nhân hư hỏng, xác định rõ trách nhiệm của từng công chức và người lao động trong việc quản lý, sử dụng tài sản cơ quan, nếu tự gây hư hỏng sẽ phải bồi thường cho cơ quan.
d. Thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, văn phòng phẩm:
Thực hiện triệt để việc tiết kiệm chi phí sử dụng điện, tắt hẳn nguồn điện tất cả các thiết bị sử dụng điện không sử dụng khi ra khỏi phòng và hết giờ làm việc.
e) Quản lý phương tiện:
Đơn vị chưa có xe ô tô nên việc đi lại phải thuê xe hoạc mượn xe các đơn vị khác, đi xe công cộng, nhằm giảm kinh phí cho đơn vị.
2. Hành vi lãng phí và kết quả xử lý hành vi lãng phí.
Với quan điểm vừa tích cực, chủ động phòng ngừa, vừa kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng nên thời gian qua không xảy ra bất kỳ hành vi tham nhũng nào.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
1. Đánh giá kết quả đạt được:
1.1/ Chi tiêu, sử dụng ngân sách nhà nước năm 2013.
* Kinh phí được giao hiện chế độ tự chủ : 640.000.000đ
- Kinh phí thực hiện: 640.000.000đ
- Kinh phí tiết kiệm gồm:
+ Trích quỹ phúc lợi: 36.300.000đ
* Kinh phí không thực hiện tự chủ : 248.000.000đ
1.2.Chi tiêu, sử dụng ngân sách nhà nước năm 2014
* Kinh phí được giao thực hiện chế độ tự chủ : 689.000.000đ
- Kinh phí thực hiện: 689.000.000đ
- Kinh phí tiết kiệm trích quỹ phúc lợi: 43.500.000đ
* Kinh phí không thực hiện tự chủ: 451.000.000đ
2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân và những kinh nghiệm rút ra.
Công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt pháp luật về phòng chống tham nhũng chưa thường xuyên, liên tục
Nguyên nhân chủ quan: Một số cán bộ chưa thực sự coi trọng công tác PCTN, lãng phí, đặc biệt là việc tiết kiệm điện nước, bảo vệ tài sản chung.
Nguyên nhân khách quan: Công tác PCTN là công việc phức tạp. Để thực hiện tốt những công việc trên đây đòi hỏi phải có thời gian, có bước đi phù hợp và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, đồng thời có sự ủng hộ cũng như phát huy mạnh mẽ vai trò giám sát của các cá nhân trong đơn vị.
Bên cạnh đó, công tác phát hiện, thanh tra, kiểm tra, xử lý các vụ việc tham nhũng cũng là công việc rất khó khăn, phức tạp, cần phải thận trọng, khách quan, kết luận đúng người, đúng tội để xử lý nghiêm minh.
Nhìn chung công tác phòng, chống tham nhũng trong đơn vị được triển khai tốt, các văn bản về quản lý tài chính, tài sản đã được xây dựng hoàn chỉnh kinh phí được sử dụng hiệu quả.
III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP
Tập trung vào công tác quản lý việc sử dụng ngân sách trong các lĩnh vực, thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính tại đơn vị.
Thực hiện công khai minh bạch đối với việc sử dụng ngân sách, mua sắm, sử dụng tài sản và phân bố sử dụng nguồn lao động một cách công khai, phù hợp.
Tiếp tục thực hiện việc tổ chức cho cán bộ, đảng viên học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí” tăng cường giáo dục, tuyên truyền về pháp luật trong cán bộ, viên chức, giữ vững kỷ cương nhằm thực hiện tốt nhất việc không vi phạm về tham nhũng.
Phát động sâu rộng và đề ra những việc làm cụ thể cho Cán bộ công chức để thực hiện có hiệu quả việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” qua các công việc cụ thể hàng ngày nâng cao tính cảnh giác, đề phòng trong phòng, chống tham nhũng.
Đẩy mạnh công tác phê bình, tự phê bình; công tác cải cách hành chính, tập huấn, nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cán bộ, công chức; triệt để phòng, chống tham nhũng.
Phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của Ban thanh tra nhân dân, các đoàn thể đối với công tác phòng chống tham nhũng, nhất là lĩnh vực thu chi tài chính, quản lý tài sản công, công tác tổ chức cán bộ…
Tăng cường năng lực hoạt động thanh tra và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Ban thanh tra nhân dân thực hiện quyền giám sát theo quy định.
IV. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Cần xử lý mạnh tay với hành vi tham nhũng khi phát hiện.
Có cơ chế khuyến khích quần chúng giám sát, phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng.
Trên đây là báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2014 và sơ kết 02 năm thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 06/12/2012 của Chính phủ tình và kết quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2014 của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Hà Giang./.
Phạm Lan - Liên hiệp Hội