Vào trung tuần tháng 4.2016 này, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang sẽ phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh khu vực miền Bắc năm 2016 tại Hà Giang. Theo ghi nhận từ báo cáo của các tỉnh/thành phố sẽ tham dự Hội nghị, hoạt động của Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc năm 2015 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Năm 2015, mặc dù hoạt động còn gặp nhiều khó khăn trong điều kiện vị trí tổ chức- xã hội của Liên hiệp hội của đội ngũ trí thức còn chưa được khảng định rõ nét; cơ chế, chính sách đối với Liên hiệp hội còn chưa đồng bộ; điều kiện làm việc còn nhiều thiếu thốn… Xong, hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc đã thu được những kết quả cụ thể trên các lĩnh vực: xây dựng, củng cố phát triển tổ chức; tập hợp đội ngũ trí thức tham gia triển khai các hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo…
Hội nghị giao ban Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật. Ảnh minh họa
- Về công tác tập hợp, đoàn kết và vận động trí thức khoa học và công nghệ thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phát huy vai trò thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Liên hiệp Hội các tỉnh khu vực miền Bắc đã tích cực chủ động tập hợp, đoàn kết và vận động đội ngũ trí thức KH&CN thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Năm 2015, đã tham gia đóng góp ý kiến vào một số chủ trương, chính sách, chương trình, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là trong lĩnh vực KH&CN, y tế, giáo dục và đào tạo… và nổi bật đã chủ động tham gia đóng góp ý kiến vào các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh và văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; dự thảo Luật… Bước đầu đã thể hiện được vai trò là cầu nối của Đảng, Nhà nước đối với trí thức KH&CN. Bên cạnh đó đã thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho các hội viên nhận thức sâu sắc trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với quê hương, đất nước; thi đua lao động sáng tạo, hoàn thành tốt trọng trách của mình trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đã tổ chức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống Liên hiệp hội học tập, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng như: Kết luận Hội nghị Ban chấp hành Trung ương (Khoá XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng gắn thực hiện Chỉ thị số 03 - CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước”; Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng; Chỉ thị 42-CT/TW ngày 16/4/2010 của Bộ chính trị về “tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”; Chỉ thị số 51- CT/TW ngày 4/1/2016 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016-2021. Bên cạnh đó, đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của đất nước như: tuyên truyền chào mừng thành công Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng; Kỷ niệm ngày KH&CN Việt Nam (18-5); Liên hiệp hội một số tỉnh như: Phú Thọ, Hà Giang, Hải Dương… đã chủ độ đề xuất tổ chức sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm thực hiện Chương trình, Kế hoạch của tỉnh về thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW, ngày 16/4/2010 của Bộ Chính trị của về việc “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam” .
- Công tác xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức. Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy đảng các tỉnh trong việc thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW, ngày 16/4/2010 của Bộ Chính trị của về việc “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam”, hệ thống Liên hiệp hội ngày càng được củng cố và phát triển. Tính đến nay, 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có tổ chức Liên hiệp hội với khoảng trên 2,5 triệu Hội viên. Liên hiệp hội các tỉnh khu vực phía Bắc đã luôn chú trọng công tác xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức Liên hiệp hội. Năm 2015 có thêm 5 tỉnh tiếp tục được tổ chức kiện toàn, hình thành được các ban chuyên môn, tăng tính chủ động, chuyên nghiệp trong việc tham mưu cho thường trực Liên hiệp hội triển khai các nhiệm vụ như: Sơn La, Hải Phòng, Hòa Bình... nâng số 13/28 tỉnh trong khu vực được kiện toàn theo Công văn số 327/BNV-TCPCP ngày 19/01/2012 của Bộ Nội vụ về việc triển khai Đề án tổ chức bộ máy của Liên hiệp hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đa số các tỉnh đến kỳ Đại hội đã được Liên hiệp hội tổ chức thành công đại hội đại biểu, chỉnh sửa Điều lệ phù hợp với cơ cấu tổ chức bộ máy Bộ Nội vụ hướng dẫn như: Ninh Bình, Hải Dương, Hà Nội, Sơn La... Bên cạnh đó, đã tổ chức tốt việc lựa chọn, tôn vinh trí thức tiêu biểu để tham dự lễ tôn vinh toàn quốc theo Công văn hướng dẫn số 551/LHHVN-TCCB của Liên hiệp hội Việt Nam. Một số Liên hiệp Hội các tỉnh đã tiếp tục hoàn thiện công tác nhân sự chủ chốt như bầu bổ sung Uỷ viên Ban thường vụ, Ban chấp hành, các chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch hội; hoàn thiện, chỉnh sửa Điều lệ; quy chế hoạt động của Ban chấp hành khi tổ chức Đại hội đại biểu theo nhiệm kỳ. Đặc biệt Liên hiệp hội một số tỉnh như: Nghệ An, Hà Tĩnh đã hình thành được Liên hiệp hội tới cấp huyện và hoạt động ổn định. Về biên chế, đa số Liên hiệp hội các tỉnh khu vực miền Bắc đều được giao biên chế ổn định từ 5-16 người. Tuy nhiên vẫn còn 6/28 tỉnh chưa được giao biên chế đảm bảo theo chức năng nhiệm vụ được giao như: Bắc Kạn, Điện Biên, Nam Định, Tuyên Quang .. Về cơ sở vật chất: đã tiếp tục được tăng cường, Liên hiệp hội một số tỉnh cũng đã mạnh dạn đề xuất và được tỉnh giao kinh phí để hỗ trợ cho các hội thành viên hoạt động như: Hải Dương, Hà Tĩnh... Tuy nhiên, nhìn chung đa số các tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, có tỉnh còn chưa được bố trí trụ sở làm việc như: Hà Giang; Tuyên Quang... Công tác phát triển hội thành viên, hội viên: đa số Liên hiệp hội các tỉnh khu vực miền Bắc đều có từ 10 đến trên 30 hội thành viên, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Trong năm qua Liên hiệp hội các tỉnh khu vực miền Bắc đã tiếp tục phối hợp có hiệu quả với các sở, ngành nhằm vận động thành lập thêm một số hội thành viên mới như: Bắc Ninh (tăng 2 hội thành viên), Lao Cai (tăng 2 hội thành viên); Hải Phòng (tăng 1 hội thành viên), Ninh Bình (tăng 1 hội thành viên)... Nhiều Liên hiệp hội đã thực hiện tốt vai trò hướng dẫn, chỉ đạo hội thành viên tổ chức Đại hội đại biểu theo nhiệm kỳ như: Hải Phòng, Hòa Bình, Nam Định, Phú Thọ... Nhìn chung, các Hội thành viên trong hệ thống Liên hiệp hội hoạt động ngày càng có hiệu quả, từng bước mở rộng tổ chức, thu hút ngày càng đông đảo đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tham gia hoạt động ở các tổ chức Hội, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Tuy kết quả đạt được còn ở mức độ khác nhau, quá trình hoạt động một một số tỉnh còn gặp nhiều khó khăn về biên chế, kinh phí, phương tiện và trang thiết bị làm việc. Xong, nhìn chung công tác xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức cơ bản đang từng bước đạt được những kết quả cụ thể, góp phần tạo điều kiện cho Liên hiệp hội từng bước thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, từng bước khảng định được vị thế của mình trong việc tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức KHCN triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
- Công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Trong những năm qua, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội đã được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống Liên hiệp hội từ Trung ương xuống các Địa phương. Sau khi có Quyết định 14/2014/QĐ –TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, đa số Liên hiệp hội các tỉnh khu vực miền Bắc đã tích cực chủ động đề xuất triển khai nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội; đã tạo được nhiều diễn đàn khoa học để trí thức KH&CN phát huy tiềm năng sáng tạo, phản ánh trung thực, khách quan, đóng góp vào việc xây dựng, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật và các dự án, đề án quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Một số tỉnh xa so với Trung tâm hành chính lớn của cả nước nhưng cũng đã tập hợp được đội ngũ trí thức, các chuyên gia Trung ương có trình độ chuyên môn sâu giúp tỉnh thực hiện tư vấn, phản biện. Các vấn đề chính trọng tâm thực hiện tư vấn phản biện gồm: tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo báo cáo chính trị Đại hội đảng các cấp; dự thảo các bộ Luật; các đề án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, các dự án thuộc lĩnh vực KH&CN, giáo dục đào tạo, Y tế, giải quyết các vấn đề về môi trường, y tế, xã hội nhân văn ... Một số Liên hiệp hội đã thực hiện tốt chức năng tư vấn, phản biện độc lập đối với các vấn đề lớn của tỉnh, đã trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục nhiệm vụ để tổ chức thực hiện. Điển hình như: Bắc Giang: tổ chức phản biện thành công 03 nhiệm vụ: “Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025”; “Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn 2030”; “Điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn 2030”; Hà Giang: tổ chức phản biện độc lập 08 chương trình, đề án, dự án, chính sách lớn của tỉnh như: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; “Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020”; “Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; “Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biên mậu”. “khuyến khích phát triển du lịch”...; Bắc Ninh: phản biện đề tài “Ứng dụng thử nghiệm công nghệ bảo dưỡng và tái sinh nguội mặt đường bê tông nhựa TL-2000 trên địa bàn tỉnh”, thẩm tra dự án: Đường HL4 huyện Tiên Du, cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 276 đoạn từ Km6+492 ÷ Km13+588 huyện Tiên Du; Liên hiệp hội Hà Nội: tư vấn giải quyết việc thực hiện Kế hoạch trồng cây xanh của thành phố khi dư luận có ý kiến; phản biện “Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016-2020”; Hà Tĩnh: tư vấn phản biện 06 đề án: “Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất phân hữu cơ vi sinh giai đoạn 2014-2016, định hướng đến năm 2020”; “Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản sau thu hoạch”; “Phát triển sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020”; “Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2015-2020”... Hải Phòng: tư vấn di dời bến xe Tam Bạc chuyển về bến xe Thượng Lý; phản biện Dự án xây dựng Nhà máy xi măng 1,4 triệu tấn/năm của Công ty Tân Phú Xuân; “Đề án điều chỉnh quy hoạch khai thác khoáng sản của thành phố”… Ngoài ra, các tỉnh như: Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa... cũng thực hiện tốt chức năng tư vấn, phản biện. Một số tỉnh tuy mới thành lập cũng đã chủ động đưa hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội vào triển khai và bước đầu đã đạt được kết quả bước đầu như: Lai Châu, Điện Biên... Kết quả tư vấn phản biện đã được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh ghi nhận và đánh giá cao, một số đề án, sau khi được tư vấn phản biện, tỉnh đã dừng phê duyệt và yêu cầu đơn vị tư vấn, chủ đầu tư hoàn thiện lại theo ý kiến của Hội đồng phản biện.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Với sự chủ động, sáng tạo, Năm 2015 Liên hiệp hội một số tỉnh đã đề xuất và được tỉnh, cấp bộ, ngành Trung ương, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước chấp thuận tài trợ đưa vào triển khai thực hiện, điển hình như: Liên hiệp hội Bắc Giang với đề tài “Điều tra, khảo sát, nghiên cứu, đánh giá và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp nâng hạng chỉ số PAPI tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2015-2020”; “Nghiên cứu thực trạng tổ chức sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm làng nghề truyền thống và đề xuất giải pháp xây dựng các chuỗi cung ứng nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề của tỉnh”; Liên hiệp hội Phú Thọ với dự án “Xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển cây Hồng Hạc đặc sản tại xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao”; Liên hiệp hội Hà Giang với dự án “Tham vấn địa phương về ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến rừng và đa dạng sinh học tại địa bàn xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang”; Liên hiệp hội Hòa Bình với đề tài: “Nghiên cứu các biện pháp khoan, cấy chế phẩm sinh học để tạo trầm trên cây Dó bầu trồng tại Hòa Bình”; Liên hiệp hội Lao Cai với đề xuất triển khai dự án “Đánh giá thực trạng khai thác, tiềm năng sử dụng các loài cây thuốc bản địa; đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn và mô hình phát triển bền vững các loài cây thuốc bản địa trên địa bàn tỉnh Lào Cai”; Liên hiệp hội Thanh Hóa với đề tài "Thúc đẩy và giám sát thực thi pháp luật về quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven sông, ven biển”... Ngoài ra, với sự hỗ trợ, hướng dẫn của Liên hiệp hội các tỉnh khu vực miền bắc, một số Hội thành viên đã tích cực đề xuất và triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, điển hình như: Hội Lịch sử thuộc Liên hiệp hội Hải phòng với đề tài “Nghiên cứu, đề xuất nội dung, hình thức sinh hoạt nhằm phát huy giá trị di sản văn miếu, văn chỉ, từ chỉ trên địa bàn thành phố Hải Phòng”; Hội làm vườn thuộc Liên hiệp hội Hà Giang với dự án “Trồng khảo nghiệm giống na dai ruột đỏ”; Hội Luật gia thuộc Liên hiệp hội Hòa Bình với Dự án “Tăng cường mạng lưới các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội, tổ chức quần chúng và các nhóm cộng đồng để huy động sự tham gia của người dân đóng góp vào Dự thảo Luật trưng cầu dân ý tại tỉnh Hòa Bình”. Nhiều kết quả nghiên cứu, ứng dụng và triển khai đã được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn và mang lại hiệu quả thiết thực, điển hình như: Liên hiệp hội Cao bằng với đề tài khoa học: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng, đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh nâng cao hiệu quả ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp vào sản xuất”; Liên hiệp hội Hà Giang với đề tài “Kế thừa, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển 01 bài thuốc gia truyền có giá trị chữa bệnh cho cộng đồng tỉnh Hà Giang”; Liên hiệp hội Bắc Ninh với dự án “Chuyển giao các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN, phát triển nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững với 03 mô hình trồng cây ăn quả tại Quế Võ, Từ Sơn và Gia Bình”; Liên hiệp hội Điện Biên “Hỗ trợ các sơ sở tư nhân sản xuất Đông trùng hạ thảo”; Liên hiệp hội Phú thọ với đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển quy trình công nghệ, sản xuất bếp đun cải tiến TK90 tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện môi trường, phục vụ vùng nông thôn, miền núi tỉnh Phú Thọ”; Liên hiệp hội Hà Tĩnh với đề tài “Ứng dụng năng lượng mặt trời trong nghề sản xuất và chế biến nước mắm ở xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh”; Liên hiệp hội Hải Dương với đề tài “Xử lý môi trường làng nghề bánh đa Hội Yên (xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương)”; Liên hiệp hội Nghệ An với các đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến kinh tế và đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi tỉnh Nghệ An”; “Xác định lượng phân đạm bón hợp lý cho cây lúa tại một số vùng trọng điểm sản xuất lúa của tỉnh Nghệ An”... Bên cạnh đó, đã tập trung công tác tuyên truyền, chuyển giao kết quả vào sản xuất và đời sống cũng đã được thực hiện có hiệu quả, điển hình như: Liên hiệp hội Cao Bằng với tổ chức 03 hội nghị tuyên truyền về ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong sản xuất góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; triển khai thành công mô hình “liên kết 4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ nếp Hương Bảo Lạc và Pì Pất Cao Bằng với diện tích 30ha, tổng kết hoàn thành đúng kế hoạch; Liên hiệp hội Hải phòng với “Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Quản lý tổng hợp rầy nâu hại lúa, sản xuất nấm tập trung, sản xuất các giống dưa có chất lượng và giá trị, mô hình RAT, mô hình quản lý dịch hại tổng hợp”...
- Hoạt động tôn vinh trí thức, giải thưởng, Hội thi sáng tạo kỹ thuật, Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng. Thực hiện Hướng dẫn của Liên hiệp hội Việt Nam, năm 2015 Liên hiệp hội các tỉnh khu vực miền Bắc đã lựa chọn được những cá nhân điển hình đề xuất với Liên hiệp hội Việt Nam xét “Tôn vin trí thức tiêu biểu toàn quốc năm 2015” tại thành phố Đà Nẵng; có nhiều cá nhân là những cán bộ nòng cốt trong cơ quan thường trực Liên hiệp hội các tỉnh được tôn vinh. Bên cạnh đó, nhằm động viên, khích lệ đội ngũ trí thức tích cực đóng góp công sức, trí tuệ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Liên hiệp Hội đã phối hợp với các hội thành viên, các Sở ngành liên quan tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, biểu dương trí thức tiêu biểu, điển hình như các tỉnh: Liên hiệp hội Hà Nội tổ chức 7 đợt tôn vinh; Liên hiệp hội Bắc Giang tổ chức tôn vinh trí thức tiêu biểu lần thứ nhất cho 12 cá nhân; Liên hiệp hội Sơn La tôn vinh Trí thức tiêu biểu, điển hình về lao động sáng tạo KHCN cho 120 đại biểu; Liên hiệp hội Hà Giang xây dựng kế hoạch tôn vinh cho các cán bộ quản lý, nhà khoa học có nhiều đóng góp cho tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010-2015...
Đối với Hội thi sáng tạo kỹ thuật. Liên hiệp hội các tỉnh đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tao, Sở khoa học và công nghệ, Liên đoàn lao động tỉnh, Tỉnh đoàn thanh niên và một số cơ quan liên quan tổ chức tốt Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh, Các Hội thi này đã từng bước được triển khai sâu rộng và đạt chất lượng và đã trở thành ngày hội thu hút được đông đảo các tổ chức, cá nhân, các nhà khoa học và tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua sáng tạo, các giải pháp dự thi góp phần tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế xã hội. Một số tỉnh đã đoạt giải cao tại Hội thi toàn quốc lần thứ XII (2014-2015) như: Thái Bình (01 giải nhất, 02 giải 3, 01 giải khuyến khích); Ninh Bình (01 giải đặc biệt, 02 giải khuyến khích); Hà Nội (2 giải Nhì, 01 giải Ba và 01 giải Khuyến khích); Thanh Hóa (01 giải nhì, 02 giải 3, 03 giải khuyến khích); Vĩnh Phúc (01 giải nhì, 03 giải ba) ...
Với vai trò là cơ quan thường trực Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc, Liên hiệp Hội các tỉnh đã chủ trì tổ chức Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng cấp tỉnh nhằm khơi dậy tiềm năng và phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của thanh thiếu niên nhi đồng và giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng sáng tạo, xây dựng ước mơ nghiên cứu khoa học trong tương lai. Qua đó đã lựa chọn được nhiều mô hình, sản phẩm đạt giải cấp tỉnh tham gia dự thi cấp Trung ương, nhiều tỉnh đã đoạt giải cao tại Cuộc thi Toàn quốc năm 2015, điển hình như: Ninh Bình đoạt 01 giải đặc biệt, 02 giải khuyến khích; Phú Thọ đoạt 01 giải nhất, 01 giải 3, 01 giải khuyến khích; Thanh Hóa đạt 01 giải nhì, 01 khuyến khích; Cao Bằng, Quảng Ninh: đoạt 01 giải ba, 01 giải khuyến khích... Các mô hình, sản phẩm đoạt giải cao đã được Liên hiệp hội Việt Nam gửi tham dự triển lãm dành cho các nhà sáng tạo trẻ Quốc tế tại Đài Loan (tháng 11/2015), một số tỉnh đã đoạt giải thưởng tại Triển lãm này.
Về giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam (KHCN). Liên hiệp Hội các tỉnh khu vực miền Bắc làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, vận động và hướng dẫn các tổ chức cá nhân có giải pháp tham gia. Trong đó có tỉnh như Thái Bình đã đoạt giải thưởng toàn quốc. Ngoài ra Liên hiệp Hội một số tỉnh còn duy trì tổ chức nhiều cuộc thi, Hội thi như: Giải thưởng Khoa học công nghệ Hoa Lư của Tỉnh Ninh Bình, Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Côn Sơn của tỉnh Hải Dương, Giải thưởng KHCN Bắc Giang... qua đó đã tập hợp được đông đảo đội ngũ trí thức, các cán bộ quản lý, nhà khoa học tham gia. Việc tuyên truyền tổ chức Hội thi, Cuộc thi được các Liên hiệp hội chuẩn bị chu đáo, tổ chức đến các cơ sở, trên các phương tiện thông tin đại chúng đến mọi tầng lớp nhân dân, từ đó thu hút nhiều sản phẩm, công trình tham gia dự thi để có nhiều hơn nữa các công trình, giải pháp sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đa số các tỉnh đã tổ chức phát động triển khai hội thi, cuộc thi đạt được kết quả, tính đến nay vẫn còn 6/28 Liên hiệp hội khu vực miền Bắc chưa đề xuất chủ trì triển khai được hoạt động này, mà chủ yếu dừng lại ở công tác phối hợp triển khai...
- Công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức. Năm 2015 là năm tiếp theo hệ thống Liên hiệp hội các tỉnh khu vực miền Bắc triển khai có hiệu quả hoạt động tuyên tuyền phổ biến kiến thức với trên 100.000 cuốn bản tin và các ấn phẩm thông tin khác được phát hành, đã tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho hàng triệu lượt người. Qua đó các chủ trương, chính sách của Đảng và kiến thức pháp luật Nhà nước, các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã từng bước được truyền tải tới người dân, góp phần giúp cho họ nâng cao hiểu biết về chính sách, pháp luật, trình độ kỹ thuật, kỹ năng sống, lao động và học tập, giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác... tạo tiền đề ứng dụng vào thực tiễn đời sống xã hội tại các địa phương. Các hình thức tuyên truyền phổ biến kiến thức chủ yếu thông qua các hình thức như: tổ chức các diễn đàn, hội thảo, toạ đàm, truyền thông, xuất bản và phát hành các ấn phẩm thông tin, bản tin, tờ rơi, Pano, đĩa video... với các nội dung tuyên truyền phong phú và đa dạng về: phổ biến giáo dục pháp luật; tuyên truyền Đại hội đảng các cấp; về chăm sóc sức khỏe, thích ứng với biến đổi khí hậu, tổ chức nói chuyện chuyên đề về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ, đời sống xã hội, phổ biến về Cuộc thi, Hội thi, giới thiệu các tấm gương điển hình tiên tiến... Một số tỉnh phối hợp với Báo và Đài phát thanh, truyền hình địa phương mở các chuyên mục, chuyên trang hoặc trên Bản tin, website của Liên hiệp hội và các hội thành viên dưới hình thức: chuyên đề, tin tức, bài viết, phóng sự...giới thiệu các hoạt động, kết quả nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống được đông đảo bà con hoan nghênh. Tính đến nay đã có 19/28 tỉnh khu vực miền bắc có bản tin phổ biến kiến thức, 20/28 tỉnh có trang thông tin điện tử để tuyên truyền phổ biến kiến thức theo chức năng nhiệm vụ của Liên hiệp hội với những tin, bài động và thường xuyên được cập nhật. Các tỉnh còn lại, hoạt động thông tin phổ biến kiến thức chủ yếu phối hợp với các cơ quan khác để thực hiện.
- Hoạt động hợp tác quốc tế trong nước và Quốc tế. Liên hiệp hội các tỉnh khu vực miền Bắc đã tích cực tham gia các hoạt động hợp tác trong nước nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ các cơ quan bộ ngành trung ương và các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước nhằm tăng cường sự giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng hoạt động của hội; thường xuyên cử cán bộ tham gia các chương trình hội nghị, hội thảo, tập huấn về kỹ năng triển khai thực hiện các dự án và công tác vận động chính sách do Liên hiệp hội Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế tổ chức. Bên cạnh đó, một số Liên hiệp hội đã tích cực chủ động tham gia vào các mạng lưới... Qua đó đã giúp cho việc tiếp cận thông tin, trao đổi, chia xẻ thông tin được nhanh và thuận lợi hơn, làm tiền đề cho việc nghiên cứu, đề xuất kêu gọi tài trợ triển khai các hoạt động KHCN đạt hiệu quả. Điển hình như Liên hiệp hội các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Cao Bằng, Lao Cai, Hà Giang, Bắc Giang..
Có thể nói, năm 2015 hoạt động của Liên hiệp hội các tỉnh khu vực phía Bắc đã có nhiều chuyển biến tích cực và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trên các lĩnh vực. Vị trí tổ chức chính trị xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ ngày càng rõ nét hơn với vai trò tập hợp, đoàn kết và động viên đội ngũ trí thức tham gia triển khai các hoạt động phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Công tác tổ chức bộ máy đã từng bước được củng cố và phát triển, nhiều nội dung đề ra trong Chỉ thị 42-CT/TW ngày 16/4/2010 của Bộ chính trị về “tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” đã được thực hiện hiệu quả ở một số tỉnh. Đến nay có 13/28 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc đã được sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo tinh thần Công văn số 327/BNV-TCPCP ngày 19/01/2012 của Bộ Nội vụ về việc triển khai Đề án tổ chức bộ máy của Liên hiệp hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã từng bước được đẩy mạnh, đã kêu gọi thu hút được nhiều dự án từ các bộ, ngành trung ương, các tổ chức phi chính phủ vào triển khai tại tỉnh; nhiều đề tài, dự án đã thực sự phát huy được hiệu quả trong thực tiễn sản xuất và đời sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương; Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội đã được tăng cường và bước đầu khảng định được vị trí, vai trò, tiếng nói của Liên hiệp hội trong việc tham gia ý kiến đóng góp với Đảng và Nhà nước xem xét quyết định các vấn đề lớn trong hoạch định chủ trương, đề ra biện pháp phát triển kinh tế xã hội; Công tác tuyên tuyền phổ biến kiến thức đã thường xuyên được duy trì và cải thiến nội dung và hình thức. Đặc biệt triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền về Đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng... qua đó đã góp phần tạo cơ sở cho người dân mọt tầng lớp xã hội nâng cao nhận thức, tin tưởng vào đường lối chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước và yên tâm làm giàu, phát triển kinh tế; Bên cạnh đó, công tác tổ chức các Cuộc thi, Hội thi sáng tạo kỹ thuật đã được duy trì, tạo ra sự gắn kết giữa khoa học công nghệ với sản xuất, kinh doanh, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, chú trọng công tác tôn vinh trí thức, bồi dưỡng tài năng sáng tạo trong trí thức khoa học công nghệ...
Có được những kết quả đó, trước hết là do Liên hiệp hội đã nhận được sự quan tâm, lãnh chỉ đạo kịp thời của cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố. Đặc biệt sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Lãnh đạo tỉnh phụ trách Liên hiệp hội; sự phối hợp của các sở, ban, ngành địa phương và sự hỗ trợ của các cơ quan trung ương, sự đoàn kết, nỗ lực cố gắng của các tổ chức thành viên và hội viên. Bên cạnh đó, còn nhận được sự lãnh chỉ đạo, giúp đỡ, động viên, khích lệ kịp thời của lãnh đạo Đảng Đoàn Liên hiệp hội Việt Nam mà trực tiếp là Thường trực đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp hội Việt Nam; giải quyết tốt mối quan hệ với các cấp lãnh đạo và cơ quan Trung ương, với các cấp ủy, lãnh đạo địa phương, đã kiên trì tháo gỡ từng nấc thang khó khăn; một số văn bản liên quan của Đảng và Nhà nước được ban hành, tạo môi trường pháp lý, tăng điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Liên hiệp hội Trung ương và địa phương; cùng với sự cố gắng của lãnh đạo Liên hiệp hội các địa phương... đã làm tăng thêm lòng tin và sự ghi nhận của cấp ủy, lãnh đạo và xã hội ở địa phương về kết quả hoạt động của Liên hiệp hội các tỉnh, thành phố.
Vào trung tuần tháng 4.2016 này, được sự đồng ý của Thường thực Tỉnh ủy Hà Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang sẽ phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh khu vực miền Bắc năm 2016 tại Hà Giang nhằm đánh giá kết quả hoạt động năm 2015 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai năm 2016. Tin tưởng rằng, phát huy những kết quả đạt được của năm 2015 và thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ trọng tâm năm 2016 mà Hội nghị giao ban các tỉnh khu vực phía bắc sẽ đề ra, cùng với sự quan tam lãnh chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND các tỉnh; sự giúp đỡ, hướng dẫn của Liên hiệp hội Việt Nam và các bộ, ngành trung ương. Hoạt động của Liên hiệp các tỉnh khu vực phía Bắc sẽ tiếp tục được củng cố và phát triển trong những năm tới./.
Đức Hiện