PanNaturre tập huấn nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách cho các tổ chức xã hội dân sự tại Hà Nội

 Sau thực hiện đổi mới, nước ta đã có những thành tự phát triển kinh tế xã hội quan trọng. Các thành tựu này đã đóng góp đáng kể cho nỗ lực phát triển kinh tế, an sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, trong gầm 3 thập kỷ qua, nước ta đã chủ yếu phát triển mô hình kinh tế theo chiều rộng, phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên như đất đai, rừng, khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt, sông ngòi vv. Do đó, nhiều chính sách phát triển chưa thực sự bền vững, gây ảnh hưởng đáng kể đến hệ sinh thái, môi trường và cuộc sống của cộng đồng dân cư tại địa phương.

          Kinh nghiệm từ rất nhiều quốc gia cho thấy sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ địa phương, các tổ chức xã hội dân sự (không phải là các tổ chức chính thống của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội khác) trong các tiến trình phát triển là rất cần thiết đối với mục tiêu phát triển bền vững. Bằng các hoạt động phản biện chính sách, các tổ chức dân sự xã hội có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cân bằng giữa các nhu cầu phát triển kinh tế, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, các tổ chức xã hội dân sự còn có vai trò đại diện và bảo vệ lợi ích của các nhóm yếu thế (người dân) bị ảnh hưởng bởi các chính sách phát triển không bền vững.

          Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như mong muốn, phản biện chính sách cần phải đưa ra các bằng chứng và cơ sở lý luận có sức thuyết phục. Nghiên cứu chính sách được coi là quá trình hệ thống hóa các bằng chứng và xây dựng cơ sở lý luận nhằm phục vụ hoạt động phản biện và vận động của các tổ chức xã hội dân sự. Nghiên cứu chính sách cũng là một nội dung quan trọng trong hoạt động xây dựng chính sách của chính phủ ở nhiều nước trên thế giới; giúp cho chính phủ xác định được những bất cập trong hệ thống chính sách. Qua đó, chính sách có thể được cải thiện theo chiều hướng phù hợp và thân thiện hơn.

          Hiện nay, năng lực nghiên cứu và phản biện chính sách của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Namcòn hạn chế. Do đó, các tổ chức đại diện cộng đồng chưa khai thác hiệu quả công cụ nghiên cứu chính sách để phục vụ mục tiêu hoạt động của mình. Xuất phát từ yêu cầu đó, mở đầu cho chuỗi hoạt động năm 2014 thuộc Chương trình Liên minh Khoáng sản, trong hai ngày 10 và 11 tháng 4 năm 2014, tại Hà Nội, Trung tâm con người và Thiên nhiên (PanNaturre) phối hợp với các chuyên gia đến từ Liên minh Khoáng sản và tổ chức Oxfam Anh tổ chức lớp hội thảo tập huấn về Các phương pháp nghiên cứu chính sáchnhằm cung cấp cho các tổ chức phi chính phủ địa phương NGOs và các tổ chức xã hội dân sự CBOs những kiến thức và kỹ năng cần thiết với mong muốn các thành viên tham dự lớp hội thảo tập huấn sẽ nắm được cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu chính sách có giá trị và sử dụng để vận động cải thiện chính sách theo chiều hướng tốt hơn.
TẬP HUẤN PANNATURRE

    Các chuyên gia PanNature cùng các học viên lớp tập huấn chụp ảnh lưu niệm

Theo đánh giá hiện nay, năng lực nghiên cứu và phản biện chính sách của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam nói chung còn hạn chế do chưa khai thác công cụ nghiên cứu chính sách để phục vụ mục tiêu hoạt động. Trong hai ngày tập huấn, hội thảo, với tổng số 45 học viên đến từ các tổ chức phi chính phủ địa phương và các tổ chức xã hội dân sự đến từ một số tỉnh, thành phố trong cả nước được cung cấp những kiến thức cơ bản cũng như các kỹ năng cần thiết về nghiên cứu chính sách như kỹ năng và phương pháp thu thập thông tin: Thu thập dữ liệu thứ cấp, phỏng vấn, quan sát, thảo luận nhóm; phát triển và duy trì mạng lưới chia sẻ thông tin giữa các tổ chức xã hội về vấn đề nghiên cứu và vận động chính sách.

 

 

 

 

          Các học viên cũng được các chuyên gia đến từ các tổ chức Oxfam Anh, Forest Trends, PanNature chia sẻ những kinh nghiệm thực tế về vận động chính sách trong lĩnh vực lâm nghiệp và khai khoáng. Qua đó, học viên hiểu rõ hơn về quy trình nghiên cứu phân tích chính sách, đặc biệt là các kỹ năng phát hiện vấn đề, đặt giả thuyết nghiên cứu, thu thập tài liệu và dữ liệu, viết báo cáo và sử dụng báo cáo, phương pháp truyền thông kết quả nghiên cứu phục vụ vận động chính sách.

          Ngoài mục đích hội nghị tập huấn, hội thảo, đây cũng là dịp để các tổ chức xã hội dân sự phát triển và duy trì mạng lưới chia sẻ thông tin giữa các tổ chức phi chính phủ địa phương, các tổ chức xã hội dân sự về vấn đề nghiên cứu và vận động chính sách, hướng tới mục tiêu hoạt động hiệu quả hơn./.

 

Cao Hồng Kỳ, PCT Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang.

Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google
icon Các tin tức khác
icon Sáng tạo khoa học - công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
icon Hội thảo tham vấn đề xuất dự án
icon Thảo luận mô hình tổ chức Liên hiệp hội các tỉnh, thành phố và kiến nghị giải pháp thực hiện trong tình hình mới
icon Giao ban Liên hiệp hội các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương năm 2024
icon Tình cảm và những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam
icon Hội nghị BCH Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật lần thứ 6
icon Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang tập huấn chăm sóc cây Lê tại huyện Đồng Văn
icon Bàn giao hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp do Hội Spejdernes Genbrug, Đan Mạch tài trợ
icon Hội thảo đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình NTSH và hệ thống CNS, NUHĐ sau bàn giao và đề xuất giải pháp nhân rộng
icon Hội nghị tập huấn kiến thức nuôi Hươu phát triển kinh tế tại Vị Xuyên
Liên hiệp Hội Việt Nam
Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam
bộ khoa học và công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ
Thiết kế website