Tập hợp trí thức đóng góp ý kiến tư vấn phản biện đối với dự thảo Luật (sửa đổi)

 Ngày 12.9.2017, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức Hội thảo tư vấn phản biện đối với 02 dự thảo: Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng và Luật Thủy sản. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo đại diện một số sở, ngành là Ủy viên Ban Chấp hành Liên hiệp hội, Lãnh đạo các Hội thành viên và chuyên gia có chuyên môn sâu thuộc các lĩnh vực mà Dự thảo Luật đề cập.

          Hội thảo được tổ chức nhằm phát huy vai trò của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh trong việc tập hợp đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ chuyên sâu theo lĩnh vực để tham gia, đóng góp ý kiến tư vấn, phản biện đối với dự thảo dự án Luật. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ nội dung Công văn số 97/ĐĐBQH-VP ngày 28/7/2017 và Kế hoạch số 22/KH-Đ ĐBQH ngày 07/9/2017 do Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIII đơn vị tỉnh Hà Giang trưng cầu.

Tập hợp trí thức đóng góp ý kiến tư vấn phản biện đối với dự thảo Luật (sửa đổi)

Quang cảnh Hội nghị hội thảo 

Dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi) có 12 chương, 111 Điều, tăng 23 Điều so với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 và bổ sung 4 chương mới gồm: Chế biến, thương mại lâm sản; hợp tác quốc tế trong lâm nghiệp; giá rừng, đầu tư, tài chính trong lâm nghiệp; quản lý nhà nước về lâm nghiệp… Phạm vi điều chỉnh trong Dự thảo Luật được thiết kế theo hướng quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, kinh doanh, chế biến và thương mại lâm sản thể hiện rõ lâm nghiệp là ngành kinh tế – xã hội, gồm các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hóa và dịch vụ liên quan đến rừng. Còn đối với Luật Thủy sản (sửa đổi) được sửa đổi hầu như toàn bộ và tăng thêm 52 điều so với Luật Thủy sản năm 2003.

          Các ý kiến đóng góp tư vấn phản biện đều đánh giá cao chất lượng nội dung của dự thảo Luật lần này và cho rằng: sau hơn 10 năm thực hiện, Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (ban hành năm 2004) và Luật Thủy sản (ban hành năm 2003) có nhiều điểm không còn phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển đất nước giai đoạn hiện nay và rất cần thiết sớm được sửa đổi và ban hành. Nhiều nội dung mới liên quan đến những vấn đề phát sinh trong thực tiễn đời sống xã hội cần được Luật điều chỉnh đã được đưa vào dự thảo...

Tập hợp trí thức đóng góp ý kiến tư vấn phản biện đối với dự thảo Luật (sửa đổi)

                          Đại biểu tham gia đóng góp ý kiến với dự thảo Luật (sửa đổi)

Ngoài ra, các đại biểu cũng đã đưa ra nhiều ý kiến tư vấn, phản biện kiến nghị cần xem xét sửa đổi như: (i) Đối với Luật Bản vệ và Phát triển rừng: cần sửa đổi tên Luật thành Luật Lâm nghiệp cho phù hợp với điều kiện giai đoạn phát triển hiện nay; chỉnh sửa phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc hoạt động; cần giữ nguyên phương án phân loại rừng thành 3 loại như dự thảo cũ; chỉnh sửa một số vấn đề liên quan đến giao rừng, cho thuê, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng; chế biến, thương mại lâm sản… Bên cạnh đó cần làm rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành liên quan trong việc quản lý nhà nước về Lâm nghiệp, đặc biệt cần quy đỉnh rõ ràng về vai trò, trách nhiệm kiểm tra, giám sát thực thi pháp về Lâm nghiệp. (2) Đối với Dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi), các ý kiến cho rằng, do điều kiện tự nhiên chi phối, mức độ tác động của Luật Thủy sản (sửa đổi) đối với tỉnh Hà Giang không lớn như các tỉnh khu vực giáp biển, nhưng cũng có tác động. Các ý kiến kiến nghị cần xem xét chỉnh sửa một số nội dung liên quan như: Giải thích từ ngữ: cần quy định bổ sung định nghĩa “Nuôi trồng thủy sản”, “Sản xuất giống thủy sản”; về nguyên tắc hoạt động: cần bổ sung thêm một số nguyên tắc như: hoạt động sản xuất, khai thác và chế biến thủy sản phải theo quy hoạt được duyệt; đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm; hay các quy định về điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; mua bán, chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản… cần quy định rõ để thực hiện hiệu quả khi được Quốc hội thông qua.

Các ý kiến đóng góp tư vấn, phản biện của đại diện đội ngũ trí thức đã được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổng hợp và trực tiếp kiến nghị tại phiên họp tham gia ý kiến đối với dự thảo Luật Quản lý, Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi) và Luật Thủy sản (sửa đổi) ngày 13.9.2017 do Đoàn Đại biểu Quốc tỉnh Hà Giang trưng cầu đối với một số sở, ngành liên quan./.

                                                                             Tô Hiện

 

 

Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google
icon Các tin tức khác
icon Sáng tạo khoa học - công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
icon Hội thảo tham vấn đề xuất dự án
icon Thảo luận mô hình tổ chức Liên hiệp hội các tỉnh, thành phố và kiến nghị giải pháp thực hiện trong tình hình mới
icon Giao ban Liên hiệp hội các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương năm 2024
icon Tình cảm và những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam
icon Hội nghị BCH Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật lần thứ 6
icon Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang tập huấn chăm sóc cây Lê tại huyện Đồng Văn
icon Bàn giao hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp do Hội Spejdernes Genbrug, Đan Mạch tài trợ
icon Hội thảo đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình NTSH và hệ thống CNS, NUHĐ sau bàn giao và đề xuất giải pháp nhân rộng
icon Hội nghị tập huấn kiến thức nuôi Hươu phát triển kinh tế tại Vị Xuyên
Liên hiệp Hội Việt Nam
Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam
bộ khoa học và công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ
Thiết kế website