Tóm tắt kết quả triển khai dự án C1-008 do Quỹ hỗ trợ sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình (PARAFF) tài trợ.

 Thực hiện Quyết định số: 90/QĐ-UBND ngày 08/01/2014 của Ủy ban  nhân dân tỉnh Hà Giang. Năm 2014, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai dự án “Phát huy quyền giám sát của đồng bào dân tộc thiểu số một số xã đặc biệt khó khăn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang thông qua vai trò của Trưởng thôn bản, người có uy tin trong việc thực thi Luật Khiếu nại”. Dự án được thực hiện với sự tài trợ của Quỹ Hỗ trợ sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình (PARAFF) thuộc Chương trình Quản trị công và Cải cách hành chính (GOPAII) được ký kết bởi Hiệp định thư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đan Mạch giai đoạn 2012-2015. Dưới đây là tóm tắt một số kết quả chủ yếu của dự án.
                                            Tóm tắt kết quả triển khai dự án C1-008 do Quỹ hỗ trợ sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình (PARAFF) tài trợ.

Ông Cao Hồng Kỳ, PCT thường trực Liên hiệp hội tỉnh Hà Giang ký kết hợp đồng nhận tài trợ 

với đại diện Quỹ Paraff tại Hà Nội. Ảnh Đức Hiện

1. Đặt vấn đề.

Hà Giang là tỉnh miền núi, biên giới cực bắc của Tổ quốc, xa với trung tâm thủ đô, điều kiện phát triển kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt 4 huyện vùng cao phía bắc của tỉnh, chủ yếu là núi đá, thiếu nước sinh hoạt, thiếu đất canh tác, trình độ dân trí thấp; điều kiện tiếp cận thông tin, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp cận luật pháp còn hết sức hạn chế... Thời gian qua tỉnh Hà Giang đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội; đặc biệt là việc đổi mới, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc phân cấp hướng về cơ sở, đổi mới phương pháp lãnh đạo, trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo; thực hiện đề án đưa trí thức trẻ về cơ sở... Đồng thời tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân. Qua đó, những chủ truơng, chính sách, các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội đã có tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến đời sống của người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được còn bộc lộ một số hạn chế: một bộ phận người dân còn thiếu hiểu biết về pháp luật, dẫn việc hiệu quả thực thi quyền và nghĩa vụ còn đạt mức độ thấp. Về lĩnh vực khiếu nại, tố cáo, do nhận thức và sự hiểu biết pháp luật của người dân còn chưa đầy đủ (chưa nắm rõ được quyền của mình, hoặc đã nắm bắt nhưng không biết khiếu nại hoặc khiếu nại sai luật đối với cá quyết định hành chính, hành vi hành chính…); vai trò giám sát, truyền tải ý kiến người dân của Đại biểu Hội đông nhân dân cấp xã có nơi còn hạn chế; trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân chưa đáp ứng được yêu cầu; cấp ủy, chính quyền một số địa phương cấp xã thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại của người dân ... dẫn đến giải quyết khiếu nại, tiếp dân đạt hiệu quả khiêm tốn. Làm ảnh hưởng tới công tác lãnh chỉ đạo phát triển kinh tế và ổn định đời sống xã hội tại địa phương. Thực tế cho thấy, nơi nào, địa phương nào phát huy tốt vai trò của trưởng thôn bản, người có uy tín thì hiệu quả của việc tuyên truyền, giám sát thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế- xã hội… đạt hiệu quả hơn. Từ vấn đề trên, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang triển khai dự án “Phát huy quyền giám sát của đồng bào dân tộc thiểu số một số xã đặc biệt khó khăn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang thông qua vai trò của Trưởng thôn bản, người có uy tin trong việc thực thi Luật Khiếu nại”.

2. Khái quát mục tiêu, hoạt động chính của dự án:

- Về mục tiêu của dự án, tập trung 3 mục tiêu chính, gồm: (1) Nâng cao nhận thức, tăng tính hiệu quả tuyên truyền và phát huy quyền giám sát thực thi Luật Khiếu nại; (2) Thúc đẩy trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương về thực thi pháp luật nói chung và Luật Khiếu nại nói riêng; (3) Tạo ra mô hình điểm nhân rộng về phát huy quyền giám sát của người dân. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và ổn định đời sống, đảm bảo an ninh, trật tự, dân chủ và công bằng xã hội tại địa phương.

- Các Hoạt động của dự án: (1) Nghiên cứu, tham vấn lấy ý kiến phản hồi của đồng bào dân tộc thiểu số về thực thi và giám sát thực thi Luật Khiếu nại; (2) hỗ trợ phát huy kỹ năng tuyên truyền và giám sát thực thi Luật khiếu nại; (3) Xây dựng mô hình nâng cao năng lực giám sát cộng đồng thông qua vai trò trưởng thôn bản, người uy tín, đại biểu HĐND cấp xã; (4) Hội thảo tham vấn ý kiến cấp chính quyền địa phương, nâng cao trách nhiệm giải trình.
                                           Tóm tắt kết quả triển khai dự án C1-008 do Quỹ hỗ trợ sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình (PARAFF) tài trợ.

Đại diện Hội đồng nhân dân huyện Quản Bạ phát biểu ý kiến tại hội nghị triển khai dự án. Ảnh Đức Hiện

- Dự kiến kết quả đạt được: (1) Giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm yếu thế các xã thực hiện dự án có điều kiện tiếp cận, nắm bắt và có nhận thức đầu đủ hơn về quyền, nghĩa vụ thực thi và giám sát thực thi Luật Khiếu nại; (2) Vai trò giám sát thực thi pháp luật nói chung và Luật Khiếu nại nói riêng của Trưởng thôn bản, người có quy tín và Đại biểu HDND cấp xã được phát huy; (3) Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương có cái nhìn toàn diện, chính xác hơn về thực trạng thực thi và giám sát thực thi Luật Khiếu nại tố cáo trên địa bàn, làm cơ sở đề ra các biện pháp thúc đẩy cải cách hành chính, nêu cao trách nhiệm giải trình, giải quyết khiếu nại.

- Nhóm đối tượng dự án hướng tới: (1) đồng bào dân tộc thiểu số (trưởng thôn bản, người có uy tín, đại biểu hội đồng nhân dân cấp cơ sở); (2) Cấp ủy, chính quyền địa phương;  

- Địa bàn triển khai dự án: 2 xã đặc biệt khó khăn của huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang (Cán Tỷ và Lùng Tám);

3. Kết quả thực hiện dự án.

Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, sự giúp đỡ của Quỹ Hỗ trợ sự tham gia của người dân và Trách nhiệm giải trình (Paraff); sự phối hợp có hiệu quả giữa đơn vị chủ trì dự án với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Quản Bạ và cấp chính quyền cơ sở xã Lùng Tám và Cán Tỷ. Dự án: “Phát huy quyền giám sát của đồng bào dân tộc thiểu số một số xã đặc biệt khó khăn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang thông qua vai trò của Trưởng thôn bản, người có uy tin trong việc thực thi Luật Khiếu nại” đã triển khai đạt được mục tiêu, nội dung theo kế hoạch đã đề ra và đã được cấp chính quyền địa phương đánh gia cao. Kết quả đạt được trên các vấn đề chủ yếu:

3.1. Kết quả lấy ý kiến tham vấn của người dân về thực thi và giám sát thực thi Luật Khiếu nại:
                                         Tóm tắt kết quả triển khai dự án C1-008 do Quỹ hỗ trợ sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình (PARAFF) tài trợ.

Tập huấn hỗ trợ kỹ năng giám sát thực thi Luật Khiếu nại tại xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ. Ảnh Đức Hiện

Thông qua việc lấy ý kiến tham vấn cho 400 lượt người dân tộc thiểu số tại 2 xã Lùng Tám, Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang (đối tượng là các cán bộ chủ chốt, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, trưởng thôn bản, người có uy tín và người dân địa phương) về các vấn đề có liên quan đến thực thi và giám sát thực thi Luật Khiếu nại, kết hợp với xử lý, phân tích số liệu theo phương pháp định tính và định lượng. Đã xây dựng được báo cáo chuyên đề, làm rõ được thực trạng về mức độ nhận thức, sự hiểu biết về Luật khiếu nại; cách xử lý của họ khi phát sinh quan hệ hành chính cần xem xét khiếu nại; công tác giải quyết khiếu nại, giám sát thực thi Luật khiếu nại ... ; đã đưa ra được 7 nhận xét về ưu điểm và 5 hạn chế của việc thực thi và giám sát thực thi Luật khiếu nại trên địa bàn.

3.2. Kết quả hỗ trợ kỹ năng tuyên truyền và giám sát thực thi Luật Khiếu nại tại 2 xã Lùng Tám, Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

- Đã biên soạn được 03 cuốn tài liệu với số lượng 490 cuốn để phát cho các trưởng thôn bản, người có uy tín, cán bộ chính quyền và người dân địa phương, gồm: (1) tài liệu hướng dẫn kỹ năng tuyên truyền thực thi Luật khiếu nại; (2) kỹ năng giám sát thực thi Luật khiếu nại và (3) một số điều cần biết về Luật khiếu nại. Tài liệu được biên soạn ngắn ngọn, dễ hiểu, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, phục vụ công tác tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức và thực thi hoạt động giám sát của trưởng thôn bản, người có uy tín và đại biểu HĐND cấp xã. Đồng thời, thiết kế, xây dựng đĩa CD-ROM và tổ chức tuyên truyền cho 9 xã đặc biệt khó khăn về Luật khiếu nại theo hình thức phát thanh bằng 2 thứ tiếng Việt – Mông;
                                                 Tóm tắt kết quả triển khai dự án C1-008 do Quỹ hỗ trợ sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình (PARAFF) tài trợ. 

Thường trực Liên hiệp hội, đơn vị chủ trì triển khai dự án phát biểu ý kiến

khai mạc hội nghị tập huấn tại xã Cán Tỷ. Ảnh Đức Hiện

- Tổ chức được 06 lớp tập huấn với trên 190 lượt người/2 xã vùng đặc biệt khó khăn về phát huy kỹ năng tuyên truyền và giám sát thực thi Luật Khiếu nại. Thông qua các lớp tập huấn, các trưởng thôn bản, người có uy tín và đại biểu HĐND, các cán bộ chủ chốt cơ sở đã có những nhận thức đầy đủ hơn về Luật Khiếu nại, phân biệt được thấy được những vấn đề được quyền khiếu nại, những nội dung bị cấm theo quy định của Luật, trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trình tự khiếu nại… đã nắm được các kỹ năng cơ bản về tuyên truyền và giám sát thực thi Luật Khiếu nại, giúp họ từng bước phát huy vai trò giám sát của mình trong thực tiễn hoạt động tại thôn bản…
                                                Tóm tắt kết quả triển khai dự án C1-008 do Quỹ hỗ trợ sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình (PARAFF) tài trợ.

Hội thảo phát huy quyền giám sát thực thi Luật Khiếu nại tại Huyện Quản Bạ. Ảnh Đức Hiện

3.3. Kết quả xây dựng mô hình nâng cao năng lực giám sát cộng đồng.

Đã tổ chức tập huấn chuyên sâu, hỗ trợ nâng cao năng lực giám sát cộng đồng đối với 60 lượt trưởng thôn bản, người có quy tín và đại biểu HĐND cấp xã xã Lùng Tám; tổ chức hội thảo cho 40 lượt cán bộ chủ chốt các xã đặc biệt khó khăn và một số trưởng thôn bản, người có uy tín nắm bắt được thực trạng thực thi Luật khiếu nại cũng như thảo luận đưa ra được những giải pháp phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền và giám sát thực thi Luật Khiếu nại trong thời gian tới. Đã tác động trực tiếp đối với tư duy của cán bộ chủ chốt các xã đặc biệt khó khăn trong triển khai nhiệm vụ phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới được tốt hơn.

3.4. Kết quả hội thảo tham vấn ý kiến chính quyền địa phương và nâng cao trách nhiệm giải trình.

Đã tổ chức thành công 02 hội nghị hội thảo (cấp xã và cấp huyện) nhằm thông tin kết quả thực hiện dự án và các khuyến nghị đề xuất làm cơ sở cho cấp chính quyền địa phương từ cấp xã tới huyện quan tâm xem xét giải trình và nghi nhận để tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện đối với thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo tại địa phương trong thời gian tới. Đồng thời, thu thập ý kiến, thống nhất được các giải pháp phát huy công tác tuyên truyền và giám sát thực thi Luật khiếu nại tại cơ sở mà trọng tâm hướng tới là nêu cao vai trò các trưởng thôn bản, người có uy tín và đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã.

4. Một số kiến nghị

- Cấp chính quyền địa phương cần (1) tiếp tục quan tâm xem xét giải quyết tốt trước những hạn chế về thực trạng thực thi và giám sát thực thi Luật khiếu nại tại 2 xã vùng thực hiện dự án qua kết quả phản hồi của người dân đã được đề cập tại hội nghị hội thảo; (2) xem xét áp dụng các khuyến nghị về giải pháp phát huy quyền giám sát thực thi và giám sát thực thi Luật khiếu nại thông qua vai trò trưởng thôn bản, người có uy tín mà dự án đưa ra; (3) Có kế hoạch duy trì và nhân rộng mô hình, các hoạt động của dự án tới các địa phương tương tự nhằm từng bước thúc đẩy người dân tham gia cùng với nhà nước giám sát hoạt động của xã hội.

-  Đối với xem xét sửa đổi bổ sung văn bản quy phạm pháp luật: (1) Luật Khiếu nại, trong Luật đã quy định về việc tổ chức đối thoại (khoản 1 điều 30), nhưng chỉ đối thoại không sẽ chưa rõ, chưa giải quyết được thỏa đáng nguyện vọng của người dân Người dân. Do đó cần xem xét quy định bổ sung về giải trình giải quyết khiếu nại trong mục tổ chức đối thoại; (2) Với Luật HĐND và UBND, cần có quy định rõ hơn trong Luật về trách nhiệm phối hợp trong giữa Đại biểu HĐND với các trưởng thôn bản… nhằm thúc đẩy quyền tham gia giám sát của người dân nâng lên một bước.

5. Lời kết.

Dự án “Phát huy quyền giám sát của đồng bào dân tộc thiểu số một số xã đặc biệt khó khăn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang thông qua vai trò của Trưởng thôn bản, người có uy tin trong việc thực thi Luật Khiếu nại” đã triển khai thành công và thu được những kết quả cụ thể, đã góp phần giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số các xã thực hiện dự án có điều kiện tiếp cận, nắm bắt, đề đạt ý kiến nguyện vọng và có nhận thức đầu đủ hơn về quyền, nghĩa vụ thực thi và giám sát thực thi Luật Khiếu nại; vai trò giám sát thực thi pháp luật nói chung và Luật Khiếu nại nói riêng của Trưởng thôn bản, người có quy tín và Đại biểu HĐND cấp xã được phát huy một bước; cấp đảng, chính quyền địa phương có cái nhìn toàn diện, chính xác hơn về thực trạng thực thi và giám sát thực thi Luật Khiếu nại trên địa bàn, đặc biệt trách nhiệm giải trình, giải quyết khiếu nại được nâng lên… Song, do điều kiện thời gian thực hiện dự án ngắn, kết quả đạt được mới chỉ bước đầu. Trong thời gian tới, rất cần tiếp tục có sự quan tâm chỉ đạo, sự phối hợp chặt chẽ hơn của các cấp, các ngành liên quan trong việc thúc đẩy thực thi pháp luật nói chung và pháp luật về khiếu nại nói riêng./.

 

                                                                   Đức Hiện

Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google
icon Các tin tức khác
icon Sáng tạo khoa học - công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
icon Hội thảo tham vấn đề xuất dự án
icon Thảo luận mô hình tổ chức Liên hiệp hội các tỉnh, thành phố và kiến nghị giải pháp thực hiện trong tình hình mới
icon Giao ban Liên hiệp hội các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương năm 2024
icon Tình cảm và những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam
icon Hội nghị BCH Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật lần thứ 6
icon Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang tập huấn chăm sóc cây Lê tại huyện Đồng Văn
icon Bàn giao hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp do Hội Spejdernes Genbrug, Đan Mạch tài trợ
icon Hội thảo đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình NTSH và hệ thống CNS, NUHĐ sau bàn giao và đề xuất giải pháp nhân rộng
icon Hội nghị tập huấn kiến thức nuôi Hươu phát triển kinh tế tại Vị Xuyên
Liên hiệp Hội Việt Nam
Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam
bộ khoa học và công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ
Thiết kế website