Tư vấn phản biện đối với dự án "Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"

 Ngày 24.11.2017, tại trụ sở UBND tỉnh Hà Giang, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị tư vấn phản biện đối với dự án “Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; tham gia Hội nghị tư vấn, phản biện có GS.TS.NGND. Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam; TS. Ngô Văn Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn Phát triển Nông thôn, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam; các chuyên gia tư vấn phản biện của tỉnh; lãnh đạo các Sở, ban ngành của tỉnh và đơn vị tư vấn lập quy hoạch là Trung tâm Quy hoạch và Phát triển Nông thôn 1, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp.   

Tư vấn phản biện đối với dự án

Toàn cảnh hội nghị tư vấn phản biện “Quy hoạch phát triển nông nghiệp

tỉnh Hà Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”

          Nội dung cơ bản của “Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã nêu được thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp của tỉnh; hiện trạng của nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh Hà Giang giai đoạn 10 năm 2005-2016; đã dự báo được các yếu tố chính, các thách thức lớn từ thị trường nông sản thế giới, biến đổi khí hậu toàn cầu tác động đến quá trình phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh trong giai đoạn quy hoạch; đưa ra các dự báo đối với quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, gồm: dân số, nguồn nhân lực, nhu cầu nông lâm sản, thực phẩm; tiến bộ khoa học công nghệ; thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản và dược liệu khu vực trong nước và quốc tế. Từ đó, đã đưa ra được các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển ngành nông nghiệp cho từng vùng/tiểu vùng trong tỉnh (tiểu vùng thấp - vùng động lực, tiểu vùng núi đất phía Tây, tiểu vùng núi cao phía Bắc); đề xuất được 2 phương án phát triển và lựa chọn phương án phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 có tính khả thi, phù hợp với điều kiện hiện thực và nguồn lực của tỉnh, cụ thể tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm lĩnh vực nông lâm thủy sản bình quân giai đoạn 2017-2020 là 6,1-6,2%, giai đoạn 2021-2025 là 5,6-5,7%; tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh năm 2025 đạt 42,77 vạn tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 450kg/người/năm vào năm 2025; giá trị sản phẩm trên 1 ha đất canh tác tới năm 2020 đạt 50 triệu đồng/ha và năm 2025 đạt 80 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 20 triệu đồng vào năm 2020 và sẽ đạt 40 triệu đồng vào năm 2025; bản dự thảo đã đưa ra được 6 nhiệm vụ, 13 giải pháp cho phương án thực hiện nhiệm vụ quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

Tư vấn phản biện đối với dự án

GS. Nguyễn Lân Dũng cho ý kiến đối với  phương án Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp
tỉnh Hà Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

          Tuy nhiên, về bố cục, nội dung của báo cáo “Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Giang đến 2025, định hướng năm 2030” chưa lô gic, có sự trùng lắp các nội dung; việc đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh Hà Giang trong thời kỳ qua còn chung chung, chưa sát thực tế; các định hướng nhiệm vụ phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 còn dàn trải, chưa xác định được mục tiêu cây trồng, vật nuôi chủ lực, đặc trưng riêng của tỉnh Hà Giang để đầu tư lớn phát triển thành sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh trong thị trường trong nước và quốc tế; các giải pháp đề ra mang tính dàn trải chưa trọng tâm, trọng điểm, chưa xác định được giải pháp mang tính đột phá, đặc thù riêng cho tỉnh Hà Giang; nghiên cứu bổ sung giải pháp tiếp cận “Cách mạng công nghiệp 4.0” đưa KH&CN áp dụng cho công tác quản lý, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm hàng hóa một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Hà Giang như: càm sành, hồng không hạt, mật ong bạc hà, chè shan tuyết, dược liệu quý và một số sản phẩm đặc trưng, đặc sản của Hà Giang.

Tư vấn phản biện đối với dự án

Cơ quan chủ đầu tư trao đổi, giải trình, tiếp thu ý kiến của Hội đồng phản biện

          Cơ quan chủ trì soạn thảo (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Giang và đơn vị tư vấn (Trung tâm Quy hoạch và Phát triển Nông thôn 1) đã nghiêm túc tiếp thu những ý kiến tham gia, góp ý của Hội đồng tư vấn, phản biện để chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện “Quy hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh Hà Giang đến 2025, định hướng năm 2030” đảm bảo chất lượng trước khi trình Kỳ họp lần thứ 6, Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVII xem xét thông qua.

                                                Cao Hồng Kỳ, Chủ tịch Liên hiệp Hội Hà Giang

Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google
icon Các tin tức khác
icon Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
icon Sáng tạo khoa học - công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
icon Hội thảo tham vấn đề xuất dự án
icon Thảo luận mô hình tổ chức Liên hiệp hội các tỉnh, thành phố và kiến nghị giải pháp thực hiện trong tình hình mới
icon Giao ban Liên hiệp hội các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương năm 2024
icon Tình cảm và những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam
icon Hội nghị BCH Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật lần thứ 6
icon Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang tập huấn chăm sóc cây Lê tại huyện Đồng Văn
icon Bàn giao hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp do Hội Spejdernes Genbrug, Đan Mạch tài trợ
icon Hội thảo đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình NTSH và hệ thống CNS, NUHĐ sau bàn giao và đề xuất giải pháp nhân rộng
Liên hiệp Hội Việt Nam
Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam
bộ khoa học và công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ
Thiết kế website