Đ/C: Cao Hồng Kỳ - PCT Liên hiệp hội Hà Giang tham dự Liên hoan tiếng hát người cán bộ trí thức vận do LHH Việt Nam tổ chức tại TP. Hải phòng
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang mới tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất và đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2012, mặc dù còn nhiều khó khăn trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, lạm phát tăng cao, kinh phí đầu tư còn hạn chế, điều kiện làm việc của Liên hiệp Hội chưa được đảm bảo. Song được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các ban ngành của tỉnh, sự điều hành của Ban Chấp hành, trực tiếp là Ban Thường vụ. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) Hà Giang đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ đề ra trên các lĩnh vực cụ thể như sau:
1. Về công tác củng cố, phát triển tổ chức
Căn cứ kết quả Đại hội đại biểu Liên hiệp hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2011 – 2016, Liên hiệp hội Hà Giang đã trình UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt Điều lệ hoạt động; quyết định cơ cấu tổ chức gồm: 25 ủy viên Ban Chấp hành, đại diện các sở, ban, ngành và hội thành viên trong hệ thống Liên hiệp hội, trong đó có 05 Uỷ viên Ban thường vụ; ban hành quy chế và phân công nhiệm vụ trong Thường trực Liên hiệp hội; quy chế, chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Liên hiệp hội; xây dựng quy chế, phân công nhiệm vụ trong Ban chấp hành, Ban thường vụ Liên hiệp hội.
Làm việc với một số sở, ngành và hội thành viên để vận động cử đại diện tham gia Uỷ viên Ban chấp hành (đối với những đơn vị khuyết thành viên theo cơ cấu ngành do nghỉ chế độ hoặc chuyển công tác); vận động và kết nạp Hội Nhà báo ra nhập Hệ thống Liên hiệp hội nâng tổng số hội thành viên của Liên hiệp hội Hà Giang lên 9 hội, với trên 10.000 hội viên.
2. Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Năm 2012, Liên hiệp hội Hà Giang tham mưu xây dựng “Quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội Hà Giang” dựa trên Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 30/1/2002 của Thủ tướng Chính phủ có vận dụng vào điều kiện thực tế tại địa phương theo hướng quy định rõ đối tượng bắt buộc phải có tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Dự thảo đã tổ chức lấy ý kiến tham vấn rộng rãi của các ngành của tỉnh liên quan và một số Uỷ viên Ban Chấp hành Liên hiệp hội trước khi trình UBND tỉnh. Đến nay, quy định hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định ban hành làm cơ sở triển khai thực hiện.
3. Hoạt động khoa học và công nghệ
Bước đầu Liên hiệp hội đã phối hợp với các hội thành viên xây dựng trình UBND tỉnh phê duyệt đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất nấm rơm trái vụ tại Hà Giang”. Nay dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm để đánh giá khả năng phát triển, làm cơ sở xem xét nhân rộng trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong những năm tiếp theo.
Phối hợp với Hội Luật gia, Hội Chữ thập đỏ xây dựng, đề xuất với Tổ chức phi chính phủ quốc tế đề nghị hỗ trợ triển khai các dự án liên quan đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhưng không được phê duyệt.
4. Hoạt động tôn vinh trí thức, sáng tạo khoa học kỹ thuật
Hoạt động tôn vinh: đã tham mưu với UBND tỉnh tổ chức vinh danh tiến sĩ, tôn vinh các cán bộ trong và ngoài tỉnh đã có thành tích đóng góp lớn cho sự nghiệp khoa học của tỉnh giai đoạn 2001-2011. Có 04 Tiến sĩ của tỉnh được vinh danh, 24 nhà khoa học trong và ngoài tỉnh có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển khoa học của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2001-2011 đã được UBND tỉnh tôn vinh và khen thưởng; phối hợp với Qũy sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức trao 20 suất học bổng cho 20 học sinh có thành tích suất sắc trong học tập năm học 2011-2012 thuộc 04 trường của thành phố Hà Giang.
Hoạt động tuyên truyền phát huy sáng kiến, cải thiện kỹ thuật: đã phối hợp với Sở khoa học và Công nghệ, Tỉnh Đoàn thanh niên và các sở, ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch, phát động Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ VI trên địa bàn toàn tỉnh. Kết quả, Ban tổ chức đã nhận được 39 sản phẩm, mô hình dự thi của 40 tác giả, nhóm tác giả là học sinh thuộc các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông của 05 huyện, thị. Ban tổ chức đã chọn được 20 sản phẩm, mô hình nổi bật có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng vào thực tiễn để trao giải thưởng cấp tỉnh gồm: 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba và 14 giải khuyến khích. Phát động Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Hà Giang lần thứ nhất và Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn tỉnh lần thứ VII năm 2013.
5. Một số hoạt động khác
Năm 2012, Liên hiệp hội Hà Giang đã đẩy mạnh, tăng cường mối quan hệ với Liên hiệp hội Trung ương, Liên hiệp hội các tỉnh bạn và các tổ chức hội thành viên nhằm trao đổi, học tập kinh nghiệm về các lĩnh vực tổ chức, hoạt động chuyên môn, góp phần thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nghị quyết Đại hội Liên hiệp hội lần thứ nhất (2011-2016) đã đề ra.
6. Hoạt động của các hội thành viên
Với chức năng, nhiệm vụ Liên hiệp hội là đầu mối tập hợp giữa các hội thành viên triển khai các hoạt động chung nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, phản ánh nguyện vọng và ý kiến đóng góp của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ với Đảng, chính quyền. Liên hiệp hội Hà Giang đã làm việc với 08 hội thành viên nắm bắt, tư vấn, hướng dẫn nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Một số hội thành viên tuy còn gặp khó khăn về tổ chức, hoạt động và điều kiện làm việc. Song các hội thành viên đã tích cực, chủ động tổ chức, thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ năm 2012 mà Nghị quyết của Liên hiệp hội đã đề ra.
Nhìn chung, Liên hiệp hội Hà Giang vừa kiện toàn tổ chức bộ máy, vừa triển khai đi vào hoạt động. Song được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự hướng dẫn giúp đỡ về chuyên môn của Liên hiệp hội Việt Nam; sự ủng hộ và tạo điều kiện của các sở, ban, ngành của tỉnh, cùng với sự tích cực, chủ động, sáng tạo của tập thể lãnh đạo, cán bộ, viên chức cơ quan Liên hiệp hội. Hoạt động của Liên hiệp hội Hà Giang đã có sự chuyển biến tích cực; tổ chức bộ máy hình thành, củng cố và đi vào hoạt động ổn định; cơ sở vật chất dần dần đã được quan tâm đầu tư; công tác chuyên môn đã đạt được những kết quả cụ thể trên các lĩnh vực đã thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo; tham gia các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN. Bước đầu đã thể hiện được vai trò là đầu mối tập hợp, phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
7. Một số, khó khăn, hạn chế
Tuy nhiên hoạt động của Liên hiệp hội còn gặp một số khó khăn, hạn chế đó là: Mặc dù liên hiệp hội đã được quy định là tổ chức chính trị - xã hội, song vị thế vai trò của Liên hiệp hội vẫn chưa đảm bảo tính chất là một tổ chức chính trị - xã hội như các tổ chức chính trị xã hội khác; Văn bản quy định về bộ máy tổ chức, hoạt động chuyên môn của hệ thống Liên hiệp hội chưa được cụ thể hóa, chưa được đồng bộ thống nhất từ trung ương đến địa phương; Điều kiện làm việc của Liên hiệp hội và các hội thành viên còn có nhiều thiếu thốn: một số hội chưa có trụ sở làm việc ổn định, chưa được hỗ trợ phương tiện đi lại, trang thiết bị phục vụ chuyên môn còn thiếu; Đội ngũ cán bộ, viên chức trong Liên hiệp hội còn yếu về năng lực, kinh nghiệm chuyên môn; Khả năng tiếp cận và sự trợ giúp của các tổ chức Liên hiệp hội Trung ương và tổ chức phi chính phủ còn hạn chế.
8. Một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm của Liên hiệp hội Hà Giang trong những năm tới
8.1. Nhiệm vụ chủ yếu
Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Liên hiệp hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2011-2016; công văn số 3348/UBND-NN ngày 07/11/2012 của UBND tỉnh về việc chỉ đạo hoạt động của Liên hiệp hội theo tinh thần Chỉ thị số 42-CT/TW của Bộ Chính trị và kế hoạch số 107-KH/TU của Tỉnh ủy Hà Giang. Với mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp hội. Năm 2013 và những năm tiếp theo, Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Giang tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như sau:
Một là, kiện toàn và phát triển tổ chức Liên hiệp hội:
Xây dựng Quy chế làm việc giữa cơ quan Liên hiệp hội với các hội thành viên; hướng dẫn các sở, ngành (nơi có điều kiện thành lập hội) thành lập và kết nạp vào Liên hiệp hội từ 3-4 hội chuyên ngành như hội xây dựng, hội tin học, hội lâm nghiệp, hội cầu đường; chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan xây dựng “ngân hàng” chuyên gia có uy tín, trình độ cao trong và ngoài tỉnh theo từng nhóm ngành, lĩnh vực; thành lập Hội đồng tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
Hai là, công tác tuyên truyền, tập hợp đội ngũ trí thức:
Tổ chức hội nghị gặp mặt đầu xuân giữa lãnh đạo tỉnh với đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ nhằm động viên, khích lệ đội ngũ trí thức đóng góp trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh; xây dựng trang thông tin điên tử của Liên hiệp hội để tập hợp ý kiến, trao đổi, chia sẻ thông tin của giới trí thức, tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết của Liên hiệp hội trong giới khoa học và công nghệ; tổ chức từ 1-2 hội nghị hội thảo chuyên đề nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan khoa học ở Trung ương tham gia đánh giá những vấn đề bức thiết, nhạy cảm liên quan đến triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh; tiếp tục tuyên truyền, tổ chức Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật và Cuộc thi sáng tạo thanh thiêu niên, nhi đồng năm 2013 trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tốt.
Ba là, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội:
Tuyên truyền, hướng dẫn các ban, ngành của tỉnh thực hiện nghiêm túc Quyết đinh số 04/2013/QĐ-UBND ngày 02/01/2013 của UBND tỉnh về việc “Quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội Hà Giang”; phối hợp với các ngành liên quan lựa chọn 2-3 đề án đưa vào kế hoạch tư vấn, phản biện và giám định xã hội trong năm 2013.
Bốn là, hoạt động khoa học và công nghệ:
Căn cứ định hướng của Sở khoa học và Công nghệ, hướng dẫn các hội thành viên đăng ký các đề tài, dự án KHCN đề xuất với tỉnh để đưa vào triển khai trong năm 2013 và những năm tiếp theo; triển khai thực hiện một số dự án ứng dụng kết quả đề tài KHCN đã thành công vào thực tiễn sản xuất đời sống; tham mưu đề xuất với tỉnh chính sách đối với đội ngũ trí thức triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh.
8.2. Giải pháp tổ chức thực hiện trong những năm tới
Phối hợp với các sở, ban ngành của tỉnh thực hiện nghiêm túc công văn số 3348/UBND-NN của UBND tỉnh về thực hiện kế hoạch số 107-KH/TU ngày 12/7/2010 của Tỉnh ủy về việc đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội KH&KT theo Chỉ thị số 42-CT/TW của Bộ Chính trị. Phát huy vai trò của từng thành viên BCH Liên hiệp hội đối với công việc được giao.
Tăng cường hợp tác và tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ, hỗ trợ của Liên hiệp hội Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế;
Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Giang phấn đấu thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn và cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, đóng góp cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh./.
Cao Hồng Kỳ - PGĐ Sở KH&CN, Phó Chủ tịch thường trực
Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Giang.