Hội nghị quốc tế về Sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng (EITI) tại Bangkok Thái Lan

 Hội nghị quốc tế về Sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản (EITI) tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 21/10/2016 đến ngày 23/10/2016 do cơ quan hợp tác quốc tế Đức phối hợp với Bộ Khoáng sản Mông Cổ tổ chức trong khuôn khổ Chương trình Đối tác Phát triển G7 Fast Track Partnership (G7 FTP). Đây là hoạt động hỗ trợ kỹ thuật nhằm tạo điều kiện học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về các cơ hội thách thức của các quốc gia khi quyết định tham gia và thực hiện Sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản (EITI).

Được sự hỗ trợ của Chương trình Đối tác Phát triển G7 Fast Track Partnership (G7 FTP) và Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, đồng chí Cao Hồng Kỳ, Chủ tịch Liên các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang đã tham gia chương trình Hội nghị, hội thảo tại Bangkok, Thái Lan. 

Hội nghị quốc tế về Sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng (EITI) tại Bangkok Thái Lan

Đoàn đại biểu của Việt nam tham dự hội thảo về EITI tại Bangkok Thái Lan

(EITI - Extractive Industries Transparency Initiative) là Sáng kiến quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong ngành khai thác khoáng sản. Sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng đã được nguyên Thủ tướng nước Anh, Tony Blair khởi xướng từ năm 2002 nhằm thúc đẩy việc công bố các khoản chi trả giữa các Công ty khai thác khoáng sản và Chính phủ các quốc gia có sở hữu tài nguyên.

Cho đến nay, trên thế giới, EITI đang trở thành tiêu chuẩn toàn cầu về quản trị công nghiệp khai khoáng và đã có 57 quốc gia đã tham gia EITI, với hơn 310 bản báo cáo về sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng cấp quốc gia được công bố với tổng giá trị dòng tiền lên đến 1.900 tỷ USD. Trong số các quốc gia tham gia EITI có cả các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Na Uy, Đức và nhiều quốc gia đang phát triển khác ở châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Nhiều quốc gia trong khu vực cũng đã tham gia EITI gồm: Indonesia, Myanmar, Philippines, Đông Timor, Papua New Guinea... Thế giới có nhiều nước nghèo về tài nguyên khoáng sản nhưng đã trở thành nước rất giàu có nhờ cách quản lý tốt về tài nguyên như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan - Trung Quốc vv.

Trong số các quốc gia tham gia EITI, có cả các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Na Uy, Đức và nhiều quốc gia đang phát triển khác ở châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Nhiều quốc gia trong khu vực đã tham gia EITI gồm: Indonesia, Myanmar, Philippines, Đông Timor, Papua New Guinea ...

Hội nghị quốc tế về Sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng (EITI) tại Bangkok Thái Lan

Các chuyên gia Quốc tế trình bày báo cáo liên quan về lợi ích của EITI

Các diễn giả cho biết việc thực thi EITI giúp cung cấp nhiều thông tin trung thực, đầy đủ về hoạt động khoáng sản của các quốc gia, từ đó, mang lại nhiều lợi ích như: EITI sẽ giúp Nhà nước kiểm soát tốt hơn các hoạt động khai thác khoáng sản, từ đó giảm thất thoát, lãng phí tài nguyên, tăng thu cho ngân sách; giúp các cơ quan Nhà nước chủ động hơn trong việc thực thi pháp luật, đặc biệt là chống xuất khẩu lậu khoáng sản. EITI cũng tạo diễn đàn minh bạch, tin tưởng lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong hoạt động khai thác khoáng sản, từ đó, giảm xung đột xã hội, củng cố an ninh trật tự, tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, EITI còn giúp các doanh nghiệp giảm rủi ro khi khai thác khoáng sản, giảm chi phí không chính thức, đồng thời tăng cường uy tín và vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế, giúp doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng tiếp cận các thị trường của các nước phát triển, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu; tạo lập niềm tin của doanh nghiệp trong và ngoài nước, từ đó thu hút đầu tư một cách ổn định, lâu dài vào các dự án chế biến sâu khoáng sản, đáp ứng mục tiêu quản trị tài nguyên quốc gia. Đặc biệt, EITI giúp tăng cường trách nhiệm xã hội và môi trường của doanh nghiệp nơi có khai thác khoáng sản, tạo thêm việc làm cho người lao động trong nước, góp phần bảo vệ môi trường và thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.

Hội nghị quốc tế về Sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng (EITI) tại Bangkok Thái Lan

Trao đổi ý kiến của Đoàn đại biểu Việt Nam

Kinh nghiệm và quá trình tham gia EITI đối với Việt Nam: Nước Việt Nam chúng ta có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú, hơn 5.000 điểm mỏ với hơn 60 loại khoáng sản khác nhau. Trong đó, một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn ở quy mô thế giới như bauxit, titan, đất hiếm, đá vôi, dầu khí vv. Trong những năm qua, ngành công nghiệp khai khoáng đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế đất nước (khoảng 11% GDP và 25% thu ngân sách nhà nước). Bên cạnh những mặt tích cực đạt được của ngành khai khoáng, việc khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam chúng ta trong thời gian qua còn nhiều bất cập và hạn chế dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, lãng phí và nguy cơ tài nguyên của quốc gia sẽ bị cạn kiệt, tỷ lệ thất thoát nguồn thu của nhà nước cao và để lại nhiều hậu quả đối với môi trường và xã hội mà không thể lường hết được như: việc mất đất canh tác, mất rừng; cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và đất trồng trọt; nguồn chất thải rắn, khí thải, nước thải đã ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và đời sống của cộng đồng dân cư tại khu vực khai thác và chế biến khoáng sản; nguy cơ biến đổi khí hậu, hiểm họa lũ ống, lũ quét, lũ bùn đất có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đe dọa đến cuộc sống bình yên của mọi người dân địa phương; sự bất bình đẳng về lợi ích giữa doanh nghiệp, nhà nước và người dân ngày càng gia tăng; trong khi đó doanh nghiệp ngày càng giàu lên vì thu được nguồn lợi nhuận cao từ việc khai khoáng, ngược lại đời sống của người dân còn nhiều khó khăn và được hưởng lợi ích chẳng đáng là bao từ nguồn phúc lợi của doanh nghiệp, từ nguồn thu và phân bổ kinh phí từ nguồn thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường của Nhà nước ở địa phương, trong khi đó tài nguyên khoáng sản là nguồn tài nguyên quốc gia không thể tái tạo được.

Hội nghị quốc tế về Sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng (EITI) tại Bangkok Thái Lan

Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Huế, PanNature đại diện Đoàn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm

Việt Nam chúng ta đang nỗ lực để xây dựng một xã hội minh bạch, bộ máy quản lý có trách nhiệm giải trình và phòng chống tham nhũng; Việt Nam đang định hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, rất cần quản lý sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên khoáng sản. Để hạn chế tình trạng thất thoát, “lợi ích nhóm” trong ngành công nghiệp khai khoáng, nhiều năm trước các chuyên gia kinh tế và môi trường trong nước đã kiến nghị Chính phủ khẩn trương tiếp cận, tham gia “Sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai khoáng” (EITI). Lỗ hổng lớn trong quản trị tài nguyên chính là các cơ quan chức năng nhà nước vẫn còn khá mơ hồ về trữ lượng khoáng sản trong lòng đất; không kiểm soát được việc doanh nghiệp báo cáo kê khai sản lượng, sản phẩm làm cơ sở đóng thuế có trung thực hay không. Tuy nhiên, nếu tiếp cận EITI, khi chủ dự án gửi văn bản thuyết minh về dự án, chính quyền địa phương và người dân sẽ xem xét dự án ở nhiều phương diện lợi - hại, được - mất. Tiếp cận sáng kiến EITI sẽ giúp xây dựng chiến lược quản lý, giám sát toàn diện; mọi thông tin giữa doanh nghiệp, Nhà nước và các khoản thu đều phải công khai, minh bạch.

Việt Nam chúng ta đã tiếp cận EITI từ năm 2007 và Bộ Công thương được chỉ định là cơ quan đầu mối xem xét thực thi EITI. Tuy nhiên, sau 8 năm xem xét, Việt Nam vẫn chưa có cam kết rõ ràng về việc thực thi EITI trong khi Myanmar đã trở thành ứng viên EITI chỉ sau 2 năm chuẩn bị.

Nhận thức được lợi ích của việc thực thi EITI, tại Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 05/8/2005 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2016, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương “Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về khả năng Việt Nam tham gia Sáng kiến minh bạch ngành khai khoáng (EITI) trong tháng 8/2016”. Phát biểu kết luận phiên họp trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo: “Phải khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản hiệu quả hơn, minh bạch hơn, trách nhiệm hơn. Nhiều quốc gia tham gia Sáng kiến Minh bạch ngành công nghiệp khai thác giúp các nước giàu tài nguyên tăng thu được hàng trăm triệu USD”. Thủ tướng cũng đồng thời yêu cầu Bộ Công Thương sớm báo cáo về khả năng Việt Nam tham gia sáng kiến này trong tháng 8 năm 2016. Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22/7/2016 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2016-2020) và Chính phủ cũng đã giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan Trung ương liên quan trình Chính phủ trong năm 2016 về đề án tham gia EITI.

Hội nghị quốc tế về Sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng (EITI) tại Bangkok Thái Lan

Đường phố thủ đô Bangkok, Thái Lan vào ban đêm

Ý kiến của các bên liên quan (VCCI, Bộ Tài nguyên và Môi trường) cũng đều cho rằng: Có hàng loạt lợi ích mà Việt Nam sẽ có khi tham gia EITI. Đó là EITI cung cấp thông tin đầu vào hiệu quả cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về khoáng sản. Điều này là đặc biệt quan trọng khi nhiều báo cáo của các tổ chức quốc tế cho thấy pháp luật về khoáng sản của Việt Nam vẫn còn nhiều khiếm khuyết đáng lo ngại. Thêm nữa, EITI giúp Nhà nước kiểm soát tốt hơn hoạt động khai thác khoáng sản, từ đó giảm thất thoát, lãng phí tài nguyên, tăng thu cho ngân sách. EITI giúp các cơ quan nhà nước chủ động hơn trong việc thực thi pháp luật, đặc biệt là chống xuất khẩu lậu khoáng sản.

Theo một số chuyên gia, EITI tạo diễn đàn minh bạch, tin tưởng lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong hoạt động khai thác khoáng sản, từ đó giảm xung đột xã hội, củng cố an ninh trật tự, tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Và cuối cùng, EITI giúp các doanh nghiệp giảm rủi ro khi khai thác khoáng sản, giảm chi phí không chính thức, đồng thời tăng cường uy tín và vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các thị trường của các nước phát triển, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Việc chấp thuận ký kết và tham gia EITI sẽ giúp Việt Nam nâng cao tính công khai, minh bạch trong các ngành công nghiệp khai khoáng, hạn chế được nạn buôn lậu, tham nhũng, hối lộ, hạn chế được việc thất thu thuế tài nguyên. Đồng thời, nhờ việc cung cấp thông tin chất lượng tốt hơn, EITI còn tạo ra một hình thức tham gia cùng quản lý của cải tài nguyên, thiên nhiên cho nhân dân, làm giảm thiểu các rủi ro căng thẳng giữa các hoạt động khai thác và cộng đồng cư dân địa phương. Đặc biệt, EITI giúp tăng cường trách nhiệm xã hội và môi trường của doanh nghiệp nơi có mỏ khoáng sản, tạo thêm việc làm cho lao động trong nước, góp phần bảo vệ môi trường và thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, việc tham gia EITI sẽ tăng tính cạnh tranh toàn cầu cho các doanh nghiệp; đặc biệt những doanh nghiệp khai khoáng lớn nhất như Vinacomin, Petrovietnam... nhờ việc công bố thông tin theo quy định của EITI, các doanh nghiệp này sẽ trở nên có tính cạnh tranh toàn cầu cùng với 70 công ty dầu khí và khai thác đứng dầu thế giới là các công ty đã chấp thuận tham gia EITI. Trong báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ngày 16/8/2016, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chủ động tiến hành nghiên cứu về EITI trong 5 năm vừa qua, tìm hiểu bản chất của EITI, rà soát hiện trạng quy định pháp luật của Việt Nam và khảo sát quan điểm của các doanh nghiệp Nhà nước cũng như doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân trong nước về EITI và đưa ra kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ về việc xem xét quyết định việc Việt Nam tham gia EITI, lãnh đạo VCCI đã chỉ ra 7 lợi ích thiết thực mà sáng kiến này sẽ mang lại cho Việt Nam. Trong điều kiện hoàn cảnh hiện nay, Việt Nam đang tích cực nỗ lực, cố gắng tham gia quá trình hội nhập quốc tế bằng việc tham gia ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại tự do Asean (AFTA); FTA Việt Nam - Liên minh châu Âu công bố ngày 04-8-2015 và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) công bố ngày 05-10-2015. Từ những sự kiện trên sớm muộn Việt Nam chúng ta sẽ tham gia Sáng kiến Minh bạch toàn cầu trong công nghiệp khai thác khoáng sản.

Cao Hồng Kỳ, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang

Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google
icon Các tin tức khác
icon Sáng tạo khoa học - công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
icon Hội thảo tham vấn đề xuất dự án
icon Thảo luận mô hình tổ chức Liên hiệp hội các tỉnh, thành phố và kiến nghị giải pháp thực hiện trong tình hình mới
icon Giao ban Liên hiệp hội các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương năm 2024
icon Tình cảm và những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam
icon Hội nghị BCH Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật lần thứ 6
icon Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang tập huấn chăm sóc cây Lê tại huyện Đồng Văn
icon Bàn giao hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp do Hội Spejdernes Genbrug, Đan Mạch tài trợ
icon Hội thảo đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình NTSH và hệ thống CNS, NUHĐ sau bàn giao và đề xuất giải pháp nhân rộng
icon Hội nghị tập huấn kiến thức nuôi Hươu phát triển kinh tế tại Vị Xuyên
Liên hiệp Hội Việt Nam
Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam
bộ khoa học và công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ
Thiết kế website