Hội thảo đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi)

         Ngày 04 tháng 4 năm 2017 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội và Trung tâm Nghiên cứu Kiến thức Bản địa và Phát triển (CIRD) đã phối hợp tổ chức Hội thảo đóng góp ý kiến cho Dự án Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi).

         Dự và chủ trì Hội thảo có TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa XIV; Tham dự Hội thảo có Ông Trương Minh Hoàng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội; Bà Phạm Thanh Hằng, Phó vụ trưởng Tổng cục Lâm nghiệp; TS. Trần Việt Hùng, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; GS. TSKH. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ tưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; các chuyên gia, các đại biểu đến từ các Hội ngành trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật một số tỉnh, thành phố trong cả nước; đại diện các tổ chức quốc tế và các tổ chức Phi chính phủ tại Việt Nam như Ngân hàng thế giới (Worl Bank), Oxfam, Care, Ban Quản lý dự án Quản lý đất đai Sông Mê Kông.

Hội thảo đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật  Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi)

Toàn cảnh Hội thảo đóng góp cho Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (dự thảo)

          Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, qua 12 năm thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng từ năm 2004 đã tạo ra khuôn khổ pháp lý quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, chuyển từ nền lâm nghiệp lấy quốc doanh là chủ yếu sang nền lâm nghiệp xã hội với nhiều thành phần kinh tế tham gia; từ chủ yếu dựa vào khai thác rừng tự nhiên sang bảo tồn, bảo vệ, nuôi dưỡng, làm giàu rừng và trồng rừng. Sau hơn 12 năm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng có hiệu lực, diện tích rừng toàn quốc từ 12,306 triệu ha, với độ che phủ rừng là 37% năm 2004 tăng lên là 14.061 triệu ha năm 2015, với độ che phủ rừng là 40,84%; sản lượng gỗ rừng trồng đạt 18 triệu mét khối và kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 7,3 tỷ USD vào năm 2016.

          Tuy nhiên, theo Tổng cục Lâm nghiệp cho biết trong quá trình vận dụng vào thực tiễn, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 còn tồn tại những bất cập; cụ thể là Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế trong ngăn chặn tình trạng phá rừng, suy giảm chất lượng rừng tự nhiên, lấn chiếm đất; sản xuất lâm nghiệp bị chia cắt, thiếu liên kết, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp; công nghiệp chế biến lâm sản trong nước vẫn chủ yếu quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, năng suất, giá trị gia tăng thấp. Do vậy, việc điều chỉnh, sửa đổi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 là điều cần thiết.

Hội thảo đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật  Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi)

Lãnh đạo Liên hiệp hội Hà Giang tham gia Hội thảo

đóng góp ý kiến cho Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi)

 

          Ông Trần Ngọc Bình, Vụ Kế hoạch và Tài chính thuộc Tổng cục Lâm nghiệp cho biết: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi) gồm có 12 chương, 97 Điều. Dự án Luật bổ sung thêm 4 Chương mới là chế biến, thương mại lâm sản; hợp tác quốc tế trong lâm nghiệp; giá rừng, đầu tư, tài chính trong lâm nghiệp; quản lý nhà nước về lâm nghiệp; đã kế thừa 8 điều; sửa đổi 60 điều; bổ sung mới 29 điều và bỏ 19 điều không phù hợp.

          Tại hội thảo, ông Vũ Văn Mễ, Chuyên gia lâm nghiệp cho rằng: Cần phải giữ nguyên quy định cộng đồng dân cư là chủ rừng như Điều 8 Dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi) là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với thực tế cuộc sống; đáp ứng nguyện vọng của cộng đồng dân cư được giao rừng; khắc phục được những hạn chế do trước đây luật pháp chưa quy định. Quy định này là cơ sở để Chính phủ ban hành các chính sách nhằm đảm bảo nguồn thu nhập chính từ rừng cho khoảng 13 triệu đồng bào dân tộc đang sống phụ thuộc vào rừng và cải thiện tình hình quản lý bảo vệ rừng được tốt hơn.

          Theo ông Vũ Văn Mễ, chuyên gia về lĩnh vực lâm nghiệp cho rằng cần phải bổ sung đối tượng, nhóm gia đình là một nhân tố của cộng đồng dân cư được giao rừng; có mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng. Theo đó, cần phải bổ sung giải thích từ ngữ “cộng đồng dân cư” trong Khoản 13 Điều 3 của Dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi) như “Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán; có cùng mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng; có quy ước, hương ước phù hợp với quy định của pháp luật”.

          Theo ý kiến của ông Đoàn Diễm, Chuyên gia lâm nghiệp cho rằng: Dự thảo Luật Bảo vệ và Phát tiển rừng (sửa đổi) chưa làm rõ các quyền định đoạt trong số các quyền chuyển đổi, tặng cho, bán, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng giá trị rừng đối với một số chủ rừng như Ban Quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, Công ty lâm nghiệp. Quyền chung của chủ rừng còn thiếu như quyền ngăn chặn “Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp về rừng của họ”. Ông Đoàn Diễm đề nhị cần bổ sung nội dung cho Khoản 1 Điều 35 về nghĩa vụ chung của chủ rừng; Điều 43 về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất (là rừng tự nhiên) thiếu quyền chuyển đổi (hiện còn bất hợp lý ở nhiều vùng); bổ sung nội dung cho Khoản 1 Điều 46 về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư được giao rừng “được hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý rừng” và “được chuyển đổi rừng được giao cho các cộng đồng dân cư trong địa bàn xã” hiện còn nhiều bất hợp lý.

Hội thảo đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật  Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi)

Đồng chí Chủ tịch Liên hiệp hội Hà Giang tham gia đóng góp ý kiến tại Hội thảo

          Tại hội thảo, các đại biểu đã tích cực thảo luận đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi); trong đó, các đại biểu cho rằng: Cần kế thừa những quy định còn phù hợp của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, đưa vào Luật sửa đổi những quy định đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn, bảo đảm tính liên tục, thống nhất và đồng bộ giữa quy định của Luật này với các Luật khác có liên quan. Bên cạnh đó, Luật mới cần nâng cao được giá trị kinh tế của rừng, đặc biệt là giá trị dịch vụ môi trường rừng, duy trì và bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, trồng và khai thác rừng bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu; hài hòa các lợi ích của Nhà nước, chủ rừng và người làm nghề rừng.

                  Cao Hồng Kỳ, Chủ tịch Liên hiệp hội Hà Giang đưa tin từ Hà Nội

Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google
icon Các tin tức khác
icon Sáng tạo khoa học - công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
icon Hội thảo tham vấn đề xuất dự án
icon Thảo luận mô hình tổ chức Liên hiệp hội các tỉnh, thành phố và kiến nghị giải pháp thực hiện trong tình hình mới
icon Giao ban Liên hiệp hội các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương năm 2024
icon Tình cảm và những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam
icon Hội nghị BCH Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật lần thứ 6
icon Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang tập huấn chăm sóc cây Lê tại huyện Đồng Văn
icon Bàn giao hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp do Hội Spejdernes Genbrug, Đan Mạch tài trợ
icon Hội thảo đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình NTSH và hệ thống CNS, NUHĐ sau bàn giao và đề xuất giải pháp nhân rộng
icon Hội nghị tập huấn kiến thức nuôi Hươu phát triển kinh tế tại Vị Xuyên
Liên hiệp Hội Việt Nam
Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam
bộ khoa học và công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ
Thiết kế website