Hội thảo thực thi chính sách trồng rừng thay thế từ thực tiễn địa phương.

 Từ kết quả nghiên cứu nhỏ về trồng rừng thay thế của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang và một số tỉnh như: Lai Châu, Nghệ An, Thanh Hóa, Lâm Đồng..., ngày 29 tháng 7 năm 2016 năm 2016, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Pannature) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Tổng cục lâm nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Thực thi chính sách trồng rừng thay thế từ thực tiễn địa phương, một số đánh giá và khuyến nghị". Tham dự Hội thảo có các đại biểu đến từ Tổng cục lâm nghiệp, Tổng cục Năng lượng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, Chi cục lâm nghiệp 15 tỉnh đại diện cho các khu vực miền Bắc, miền Trung và Tây nguyên. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang tham gia Hội thảo với vai trò vận động chính sách từ thực tiễn nghiên cứu tại địa phương về trồng rừng thay thế.

Hội thảo thực thi chính sách trồng rừng thay thế từ thực tiễn địa phương. 

Ông Nguyễn Văn Hà, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Lâm nghiệp

phát biểu khai mạc Hội thảo.

Hội thảo thực hiện với mục đích: nhận diện, đánh giá tổng quan về tình hình triển khai thực hiện chính sách về trồng rừng thay thế tại các địa phương thông qua các kết quả nghiên cứu; thảo luận về sự cần thiết ban hành văn bản hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn kinh phí ủy thác trồng rừng thay thế; xác lập và kiến nghị lộ trình triển khai các hoạt động hỗ trợ nâng cao hiệu quả thực thi chính sách trồng rừng thay thế trong gian tới.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và kết quả nghiên cứu từ các địa phương, từ năm 2006 đến nay, có 386.290 ha rừng các loại bị chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang các mục đích khác như: xây dựng thủy điện, khai thác khoáng sản, trồng cao su, sản xuất nông nghiệp... Diện tích chuyển đổi này phải được trồng rừng mới thay thế. Đây là quy định bắt buộc đực ghi rõ trong Nghị định số 23/2016/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng nhằm mục tiêu bảo vệ, giữ vững vốn rừng cũng như cân bằng môi trường sinh thái. Tính đến 30 tháng 6 năm 2016, diện tích đã trồng rừng thay thế tại các địa phương là 24.853 ha, đạt 36% so với tổng diện tích phải trồng rừng thay thế. Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới nhất tại một số địa phương, vẫn còn rất nhiều vướng mắc, từ cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện, đến công tác kiểm tra giám sát, nghiệm thu... trong tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế. Đây là rào cản lớn nhất cần tiếp tục phải thao gỡ và có giải pháp can thiệp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện cũng như đạt mục tiêu trồng rừng thay thế mà Chính phủ đã đề ra.

Hội thảo thực thi chính sách trồng rừng thay thế từ thực tiễn địa phương. 

Bà Nguyễn Hồng Huế, đại diện tổ chức Pannature

chia sẻ kết quả nghiên cứu trồng rừng thay thế từ các địa phương 

Bên cạnh nhận định, đánh giá về tổng quan thực trạng chính sách và kết quả trồng rừng thay thế của các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, Hội thảo đã thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm từ khâu tổ chức thực hiện, quản lý, giám sát và đặc biệt là công tác quản lý sử dụng nguồn kinh phí ủy thác trồng rừng thay thế từ các địa phương, những khó khăn vướng mắc...; thống nhất được các giải pháp cốt yếu cần kiến nghị xem xét như: rà soát, ban hành văn bản hướng dẫn đồng bộ giữa trồng rừng thay thế và quản lý, giám sát sử dụng nguồn kinh phí trồng rừng thay thế; hướng dẫn xử lý đối với trường hợp không nộp kinh phí ủy thác trồng rừng thay thế hoặc không lập phương án trồng rừng thay thế khi dự án sản xuất kinh doanh cầm chừng hoặc dừng hoạt động...; xác định lộ trình cho các hoạt động hỗ trợ nâng cao hiệu quả thực thi chính sách về trồng rừng thay thế trong thời gian tới; hay giải pháp tiếp tục thực hiện trồng rừng thay thế như thế nào trong điều kiện văn bản hướng dẫn chưa đồng bộ...

Hội thảo được tổ chức, có ý nghĩa rất lớn trong vận động chính sách. Đại diện Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam đã đánh giá cao những ý kiến tham luận và cho đây là những căn cứ quan trọng để kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, kịp thời sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn công tác thực thi chính sách về trồng rừng thay thế trong thời gian tới./.

                                                                   Đức Hiện

Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google
icon Các tin tức khác
icon Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
icon Sáng tạo khoa học - công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
icon Hội thảo tham vấn đề xuất dự án
icon Thảo luận mô hình tổ chức Liên hiệp hội các tỉnh, thành phố và kiến nghị giải pháp thực hiện trong tình hình mới
icon Giao ban Liên hiệp hội các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương năm 2024
icon Tình cảm và những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam
icon Hội nghị BCH Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật lần thứ 6
icon Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang tập huấn chăm sóc cây Lê tại huyện Đồng Văn
icon Bàn giao hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp do Hội Spejdernes Genbrug, Đan Mạch tài trợ
icon Hội thảo đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình NTSH và hệ thống CNS, NUHĐ sau bàn giao và đề xuất giải pháp nhân rộng
Liên hiệp Hội Việt Nam
Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam
bộ khoa học và công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ
Thiết kế website