Theo quy luật thì tháng 5 dương lịch hàng năm được coi là tháng nắng nóng nhất trong năm. Ở nhiều nơi đã và đang ghi nhận những đợt nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ có nơi đạt trên 360C, có nơi trên 400C. Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến sức khỏe cho người và sinh vật sống. Vậy làm thế nào để giữ sức khỏe cho người, cây trồng và vật nuôi được an toàn vào những đợt nắng nóng Elnino đỉnh điểm trong năm?
Bởi lẽ, lãnh thổ Việt Nam có hình chữ S trải dài từ vĩ độ 8027’ Bắc (Mũi Cà Mau) đến 23023’ Bắc (đỉnh đầu Lũng Cú, Đồng văn, Hà Giang). Đất nước Việt Nam nằm trọn trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán cầu. Tiêu biểu cho chế độ mặt trời vùng nội chí tuyến là hiện tượng mặt trời đi qua thiên đỉnh hai (2) lần trong năm và độ cao mặt trời (Ho) quanh năm rất lớn từ 460 đến 900. Vì thế năng lượng bức xạ mặt trời nhận được rất nhiều, vấn đề này nó quyết định đến đặc tính nhiệt đới của khí hậu Việt Nam.
Nước ta thuộc vùng nội chí tuyến, một năm 2 lần mặt trời đi qua thiên đỉnh (mặt trời chiếu thẳng góc xuống mặt đất). Ở tất cả các vùng của cả nước, hiện tượng này thể hiện rất rõ, nhưng do Việt Nam nằm kéo dài theo phương kinh tuyến và chênh lệch khá nhiều về vĩ tuyến, nên khoảng cách giữa 2 lần mặt trời đi qua thiên đỉnh ở nước ta là không đồng nhất giữa các vùng, miền và ngắn dần từ Nam ra Bắc; biến thiên các yếu tố khí hậu từ dạng kép 2 Max (cực đại) và 2 Min (cực tiểu) sang dạng đơn 1 Max, 1 Min và càng đi lên phía Bắc, hai lần có nhiệt độ tối cao và hai lần có nhiệt độ tối thấp lại càng gần nhau hơn.
Sơ đồ quỹ đạo của trái đất và phân chia mùa (minh họa)
Đối với Hà Giang trải dài từ 22023’ đến 23023’ vĩ độ Bắc, mặt trời đi qua thiên đỉnh 1 lần trong năm (mặt trời chiếu thẳng góc xuống mặt đất), vào cận những ngày 15/5 đến 21/5, độ cao mặt trời (Ho) là 88,420 (xấp xỉ 900) tạo ra những ngày nắng nóng đỉnh điểm, những năm bị ảnh hưởng của hiện tượng Elnino (hạn hán) thì thời tiết càng nắng nóng gay gắt hơn. Sau đó, còn tiếp tục có 2 đợt nắng nóng thêm nữa là từ ngày 15/6 đến ngày 21/6 độ cao mặt trời Ho là 86,430; và từ ngày 15/7 đến ngày 24/7 độ cao mặt trời Ho là 88,220.
Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao kéo dài làm cơ thể mất nước và muối khoáng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người; hiện tượng cảm nhiệt, say nắng có thể xảy ra khi cơ thể mất khả năng cân bằng nhiệt, tự làm mát. Trong những ngày trời nắng nóng như vậy, mọi người cần sắp xếp làm các công việc phải làm ngoài trời vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều muộn khi nhiệt độ ngoài trời mát mẻ hẳn, cần uống nhiều nước hơn mức bình thường và bổ sung nước trái cây tươi để tăng cường Vitamin. Những ngày nắng nóng, vật nuôi, cây trồng sẽ bị thiếu hụt nước, động vật có thể đột quỵ do thân nhiệt hoặc dễ mắc bệnh, cây cối có thể chết khô. Để phòng tránh cần phải cung cấp kịp thời, đầy đủ nước cho cây trồng và vật nuôi./.
Cao Hồng Kỳ, Chủ tịch Liên hiệp Hội Hà Giang