Góp ý kiến cho Dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi)

 Ngày 22/9/2014, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) phối hợp với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức Hội thảo đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi). Ông Trần Việt Hùng – Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và ông Đặng Đình Luyến – Phó Chủ tịch Ủy ban Pháp luật của Quốc hội chủ trì hội thảo.

 Tại hội thảo, các đại biểu cũng nhất trí về việc sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội là việc làm cần thiết để phù hợp với những quy định của Hiến pháp mới liên quan đến Quốc hội nhằm mục đích cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội.   

Góp ý về trưng cầu ý dân, nhiều đại biểu cho rằng, đây là một quyền dân chủ trực tiếp quan trọng bậc nhất của công dân, thể hiện chủ quyền nhân dân trong tổ chức, quản trị Nhà nước và xã hội. Vì vậy cần minh định trong luật những trường hợp Quốc hội phải quyết định trưng cầu ý dân; còn trình tự thủ tục để luật trưng cầu ý dân hoặc giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định khi cơ quan này tổ chức.  

GS.TSKH Nguyễn Hữu Tăng – Nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam cho rằng, tại Điều 19 về trưng cầu ý dân nên ghi rõ: Kết quả trưng cầu ý dân đạt trên 50% cử tri có quyền bỏ phiếu thì vấn đề trưng cầu được chấp nhận.

Theo ý kiến của PGS.TS.Hồ Uy Liêm – Nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam cho rằng, cần bỏ Điều 13 về lấy phiếu tiến nhiệm, chỉ giữ lại Điều 14 về bỏ phiếu tín nhiệm vì do tính chất Nhà nước là của dân, do dân, vì dân, nên chính các đại biểu Quốc hội và toàn bộ Quốc hội phải gần dân nhất, thấu hiểu tâm trạng của dân nhất, phải thực sự đại diện cho người dân.

Góp ý với điều 92 của dự thảo luật, TS.Nguyễn Văn Thuận – Nguyên Chủ tịch Ủy ban pháp luật Quốc hội cho rằng, việc chuẩn bị kỳ họp Quốc hội, vai trò của Chính phủ cũng cần được làm đậm nét hơn, bảo đảm sự chủ động cũng như trách nhiệm của Chính phủ, không nên giữ như quy định của luật hiện hành cũng như dự thảo; theo đó Chính phủ, Thủ tướng cũng chỉ là một thành phần kiến nghị như những chủ thể khác.

luat to chuc111.jpg

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Theo TS. Thuận, dự thảo luật vẫn chưa thể hiện được rõ vị trí, vai trò của Quốc hội với tư cách là cơ quan thực hiện quyền lập pháp mà Hiến phép đã quy định. Bởi vì, về bản chất, cơ quan lập pháp chính là cơ quan thẩm định và phê duyệt những chính sách mà cơ quan hành pháp trình.

“Quá trình thẩm tra, thảo luận tại các Ủy ban, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hay Quốc hội cần tập trung vào những vấn đề thuộc chính sách. Vì về lý thuyết, các chính sách do Chính phủ đề xuất đã được nghiên cứu, chuẩn bị kỹ và xuất phát từ yêu cầu tổ chức và quản trị Nhà nước và xã hội mà Chính phủ thấy cần trình Quốc hội quyết định để tổ chức thực hiện. Nên việc thay đổi nội dung hay đề xuất một nội dung khác rất cần được nghiên cứu kỹ và phải tuân theo một quy trình, tránh trường hợp “ngẫu hứng” – TS Nguyễn Văn Thuận nhấn mạnh.

 

Ngoài ra, các đại biểu cho rằng đại biểu Quốc hội cần có trách nhiệm giám sát các kiến nghị của mình, các kiến nghị của cử tri trong việc thực hiện nguyện vọng của cử tri tối đa nhất.

Ngọc Anh LHH - Siêu tầm từ nguồn vusta.com

Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google
icon Các tin tức khác
icon Cần chủ động ứng phó với đợt nắng nóng Elnino đỉnh điểm
icon LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI
icon Người đặt nền móng xây dựng Liên hiệp Hội Việt Nam
icon Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phát huy vai trò thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Liên hiệp Hội Việt Nam
Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam
bộ khoa học và công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ
Thiết kế website