Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Đất đai và Luật Viễn thông (sửa đổi)

 Ngày 16/5/2023, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với 02 dự thảo Luật Đất đai và Luật Viễn thông (sửa đổi). Tham dự có đồng chí Lý thị Lan, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội (Đ.ĐBQH) Khóa XV đơn vị tỉnh Hà Giang đồng chủ trì Hội thảo, Lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành, cơ quan, đơn vị liên quan ở tỉnh, các Hội thành viên và các chuyên gia TVPB ở tỉnh.

Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Đất đai và Luật Viễn thông (sửa đổi)

Đồng chí Lý Thị Lan, Ủy viên BTV Tỉnh ủy,
Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang phát biểu ý kiến

Theo các đại biểu, với vai trò, vị thế của Luật Đất đai trong hệ thống Luật. Từ kết quả lấy ý kiến rộng rãi, đồng bộ, linh hoạt, khoa học, trong thời gian vừa qua với hơn 12 triệu lượt ý kiến quan tâm của nhân dân trong cả nước tham gia. Dự thảo Luật Đất đai (phiên bản tháng 4/2023) kết cấu với 16 chương 246 điều, phạm vi sửa đổi toàn diện các lĩnh vực, nội dung, yêu cầu từ thực tiễn về quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thường, tái định cư, xác định giá đất, chính sách quản lý, sử dụng đất đai phù hợp, thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, giải quyết hài hòa các vấn đề giữa các chủ thể tham gia: Nhà nước, doanh nghiệp, người dân. Quá trình xây dựng dự thảo Luật đã được Cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc một số ý kiến để chỉnh sửa, bổ sung cho dự thảo Luật hoàn chỉnh hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung đề nghị Cơ quan soạn thảo Trung ương tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung để Luật ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng mong muốn của nhân dân, cụ thể: (1) Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, để thống nhất với nội dung của Điều 5 và quy định về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất (tại chương III của dự thảo Luật), đề nghị Cơ quan soạn thảo làm rõ đối tượng áp dụng tại khoản 2 Điều 2 của dự thảo Luật “Người sử dụng đất bao gồm: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư”, dự thảo Luật quy định phạm vi điều chỉnh của “khu vực quản lý nghiêm ngặt mục đích sử dụng đất” đối với “đất chuyên trồng lúa” là quá cứng nhắc; “khu vực hạn chế chuyển mục đích sử dụng đất” đối với khu dân cư tại đô thị và nông thôn là chưa hợp lý và chưa thống nhất với pháp luật về nhà ở, đầu tư, xây dựng, quy hoạch đô thị và thực tiễn cuộc sống; đối với đất “khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trình hạ tầng quốc gia” cần đưa vào “khu vực quản lý nghiêm ngặt mục đích sử dụng đất” thì hợp lý hơn. (2) Về phân loại đất, Điều 10 dự thảo Luật chia nhóm đất phi nông nghiệp thành 10 loại có khác biệt so với một số Luật khác như Luật Xây dựng và một số tiêu chuẩn quy phạm hiện hành, đề nghị Cơ quan soạn thảo rà soát lại các loại đất như: đất chiếu sáng công cộng, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất bảo quản lưu trữ tro cốt… và giao cho Chính phủ quy định chi tiết để đảm bảo thống nhất khái niệm và có sự phù hợp giữa các Luật, tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý sau này. (3) Về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tại khoản 9 Điều 56 dự thảo Luật nêu: “các quy hoạch sử dụng đất có thể lập đồng thời …nếu có mẫu thuẫn thì quy hoạch thấp hơn phải điều chỉnh theo quy hoạch cao hơn”, đề nghị bổ sung thêm một nội dung “trường hợp nếu có khoa học và hợp lý thì quy hoạch cấp cao hơn được điều chỉnh cho phù hợp”. (4) Về bồi thường thiệt hại về nhà, công trình trên đất khi Nhà nước thu hồi đất, đề nghị xem lại quy định “…khi bị tháo dỡ một phần nhà, công trình mà phần còn lại không đảm bảo tiêu chuẩn, kỹ thuật” (tại khoản 2 Điều 97) là chưa hiệu quả, đồng bộ trong quản lý nhất là đất đô thị, đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng nhà siêu mỏng, siêu méo, nhà không đáp ứng diện tích tối thiểu; đề nghị Cơ quan soạn thảo tham khảo thêm Luật Thủ đô, Luật Kiến trúc năm 2019 để quy định rõ hơn trong dự thảo Luật này về “thu hồi sử dụng phần đất còn lại không hợp lý”. (5) Về tái định cư, trong dự thảo Luật (khoản 4 Điều 106) mới xác định được quyền ưu tiên chỉ với người có công với cách mạng là chưa đủ; đề nghị cần xem xét bổ sung một số đối tượng được ưu đãi nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội. (6) Đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung thêm quy định về đất xây dựng công trình ngầm, công trình trên không và quy định về việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với đất xây dựng công trình ngầm, công trình trên không và đưa vào Điều 153 của dự thảo Luật. (7) Về vai trò, trách nhiệm của UBMTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên của MTTQVN như: Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam và các Hội chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý, sử dụng và hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở; trong dự thảo Luật còn thiếu các quy định về giám sát công tác điều tra, đánh giá đất đai, bảo vệ, cải tạo phục hồi môi trường đất ở khu vực đất đai bị ô nhiễm, thoái hóa (Điều 54); vai trò trong thẩm định quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất (Điều 67), trong thẩm định thu hồi, trưng dụng, bồi thường thiệt hại (Điều 81), trong thẩm định giá đất (Điều 157), trong phát hiện, ngăn chặn và tham gia xử lý vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai; đề nghị bổ sung thêm vai trò của UBMTTQ các cấp và các tổ chức thành viên tham gia ý kiến đối với các dự án có sử dụng đất của UBND cùng cấp (tỉnh, huyện, xã) mà không nên dừng lại ở trách nhiệm của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đối với dự án có sử dụng đất do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư (Điều 20). (8) Về điều khoản thi hành, Luật Đất đai có liên quan đến nhiều Luật hiện hành, có tác động đến sửa đổi, điều chỉnh hơn 120 Luật. Do vậy, đề nghị Cơ quan soạn thảo cần nêu đồng bộ các Luật cần phải sửa đổi, điều chỉnh tại Điều 246 hoặc liệt kê trong phần phụ lục kèm theo Luật và giao cho Chính phủ xem xét đề xuất trình Quốc hội ban hành).

Đối với Luật Viễn thông (sửa đổi), các đại biểu nhất trí với sự cần thiết sớm sửa đổi Luật Viễn thông nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng được nêu trong các nghị quyết như: Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đồng thời, tiếp tục cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, khắc phục những hạn chế, bất cập các quy định pháp luật về viễn thông và thực tiễn thực hiện. Sau nhiều lần lấy ý kiến, tiếp thu và chỉnh sửa, dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) phiên bản tháng 5/2023 đã được Cơ quan soạn thảo Trung ương chuẩn bị tương đối hoàn chỉnh, kết cấu gọn nhẹ, gồm 10 chương 74 điều. Tuy nhiên để đảm bảo tính thống nhất, không chồng chéo với các luật khác trong cùng lĩnh vực như: Luật Công nghệ thông tin, Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng, Luật Tần số vô tuyến điện,... đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung chưa phù hợp, cụ thể: (1) Về phạm vi điều chỉnh của Luật, dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) lần này đã mở rộng phạm vi áp dụng để điều chỉnh cả các dịch vụ không phải là dịch vụ viễn thông, bao gồm các dịch vụ như dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thônggồm các dịch vụ: hội thoại, tin nhắn, hội họp trên các nền tảng Internet, dịch vụ trung tâm dữ liệu”“dịch vụ điện toán đám mâyđều khác với dịch vụ viễn thông và không được quy định trong Luật Viễn thông hiện hành. Mặt khác, theo pháp luật của các quốc gia trên thế giới và thông lệ quốc tế thì các dịch vụ này đều không phải là dịch vụ viễn thông và được điều chỉnh bởi những văn bản pháp luật riêng. Do đó, đề nghị Cơ quan soạn thảo xem xét không nên đưa các “dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông, dịch vụ điện toán đám mây và dịch vụ trung tâm dữ liệu” vào quản lý trong Luật Viễn thông, nhằm để đảm bảo mục tiêu khuyến khích phát triển dịch vụ, huy động nguồn lực vốn và công nghệ từ mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực đầu tư nước ngoài mà “dịch vụ ứng dụng Internet trong Viễn thông” nên đưa vào nội dung điều chỉnh trong “Luật An ninh mạng” và “dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây” đề nghị đưa vào “Luật Công nghệ thông tin” cho phù hợp. (2) Quy định về “Quỹ dịch vụ viễn thông công ích”, ngoài 3 nguồn quy định tại khoản 2 Điều 34 dự thảo Luật, đề nghị bổ sung thêm nguồn thứ 4 là “nguồn sinh lời từ Quỹ”, đồng thời quy định thêm về “nguyên tắc, nội dung sử dụng Quỹ, quy định về quản lý tài chính, về kiểm toán báo cáo tài chính hằng năm của Quỹ”, bên cạnh đó cần có quy định về “cơ chế bảo đảm kinh phí của Quỹ” chỉ để thực hiện những hoạt động, nhiệm vụ, chương trình theo đúng mục tiêu hình thành của Quỹ. (3) Về thẩm quyền cấp giấy phép viễn thông (Điều 35 dự thảo Luật), vì lý do việc quy định thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy phép viễn thông là vấn đề quan trọng, có liên quan đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân cần phải được Quốc hội xem xét quy định ngay trong dự thảo Luật mà không nên giao cho Chính phủ quy định (tương tự như Luật Bảo vệ môi trường; Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Luật Tần số vô tuyến điện ). (4) Về nguyên tắc cấp giấy phép viễn thông, khoản 5 Điều 38 dự thảo Luật quy định “Tổ chức được cấp giấy phép viễn thông phải nộp phí quyền hoạt động viễn thông và các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí” là chưa rõ, chưa đầy đủdễ gây ra hiểu nhầm khái niệm chỉ là “phí, lệ phí. Vì thế, đề nghị thay cụm từ nộp phí quyền hoạt động viễn thông” bằng cụm từ nộp tiền cấp quyền hoạt động viễn thông” (tương tự như quy định tại Điều 31 Luật Tần số vô tuyến điện là “tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện” để làm rõ nghĩa và tránh hiểu lầm với phí, lệ phí viễn thông theo quy định của Luật phí và lệ phí”; do đó đề nghị sửa khoản 5 Điều 38 dự thảo Luật : “Tổ chức được cấp giấy phép viễn thông phải nộp tiền cấp quyền hoạt động viễn thông và phí, lệ phí viễn thông. Tiền cấp quyền hoạt động viễn thông được nộp vào ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Việc thu, quản lý, sử dụng phí, lệ phí viễn thông được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. (5) Về điều kiện gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp mới giấy phép viễn thông, điểm b khoản 1 Điều 42 dự thảo Luật quy định: “…trường hợp giấy phép có thời hạn cấp lần đầu bằng thời hạn tối đa thì khi giấy phép hết hạn sử dụng, chỉ được xem xét gia hạn không quá một nămlà chưa đảm bảo tính công bằng, chưa bình đẳng về thời gian được cấp sử dụng giấy phép viễn thông cho các chủ thể và vi phạm mốc thời gian tối đa giấy phép viễn thông trong một số trường hợp cấp phép lần đầu đã được cấp thời hạn tối đa của giấy phép; vì vậy đề nghị Cơ quan soạn thảo chỉnh sửa lại như sau: “…trường hợp giấy phép có thời hạn cấp lần đầu bằng thời hạn tối đa quy định cho loại giấy phép đó, khi giấy phép hết hạn sử dụng thì không gia hạn nữa. (6) Trách nhiệm, nội dung quản lý nhà nước về viễn thông, Điều 69 và 70 của dự thảo Luật chưa quy định cụ thể “nhiệm vụ của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về viễn thông như thế nào, đề nghị bổ sung một Điều quy định cụ thể về “nội dung quản lý nhà nước về viễn thông để làm cơ sở pháp lý cho các Cơ quan quản lý nhà nước (Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp) thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về viễn thông và để thuận lợi trong quá trình phối hợp, tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi toàn quốc, lĩnh vực, địa phương cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

Các ý kiến tham gia, góp ý đối với 2 dự thảo Luật sẽ được Liên hiệp Hội Hà Giang tổng hợp báo cáo ĐĐBQH tỉnh để phản ánh, kiến nghị với Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV diễn ra vào cuối tháng 5 năm 2023./.

                                                            Cao Hồng Kỳ, Chủ  tịch Liên hiệp Hội Hà Giang

Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google
icon Các tin tức khác
icon Liên hiệp Hội Hà Giang góp ý dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
icon Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Địa chất khoáng sản và Luật Công chứng (sửa đổi)
icon Kế hoạch tổ chức Hội thảo chia sẻ, cung cấp thông thông tin về phí BVMT trong lĩnh vực khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang
icon Thực trạng công tác tư vấn phản biện (TVPB) của Liên hiệp Hội Hà Giang và một số giải pháp nâng cao chất lượng TVPB trong thời gian tới
icon Một vài ý kiến chia sẻ, bình luận xung quanh về: Điểm 10 nhiều gấp 60 lần - Một kỳ thi không bình thường!
icon "Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Hà Giang" chưa đảm bảo tính lô gic, khoa học và tính khả thi
icon Liên hiệp Hội Hà Giang phản biện Dự án "Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030"
icon Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Giang tổ chức phản biện dự án "Điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030"
icon Một số cách nhận biết để phòng tránh khi sử dụng thực phẩm
icon Tiếp tục tham gia tư vấn, phản biện dự thảo Nghị quyết về một số chính sách của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Liên hiệp Hội Việt Nam
Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam
bộ khoa học và công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ
Thiết kế website