Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Giang tổ chức phản biện dự án "Điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030"

 Thực hiện Quyết định số 150/QĐ-UBND ngày 29/01/2016 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt danh mục nhiệm vụ tư vấn phản biện và giám định xã hội năm 2016 của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) Hà Giang. Ngày 26 tháng 10 năm 2016, Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Giang đã tổ chức Hội nghị tư vấn phản biện đối với Dự án “Điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.

Dự Hội nghị tư vấn phản biện có các Nhà khoa học, chuyên gia tư vấn phản biện ở các cơ quan, Hội ngành Trung ương: PGS. TS. Đặng Thành Hưng, Giảng viên cao cấp, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo trường Đại học Sư phạm II Hà Nội; TS. Đặng Minh Hiền, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý học và Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; các nhà khoa học quản lý ở trong tỉnh; Lãnh đạo các Sở, ban ngành của tỉnh và đại diện đơn vị tư vấn lập quy hoạch: Trung tâm Phân tích và Dự báo nhu cầu Đào tạo nhân lực - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Giang tổ chức phản biện dự án

Toàn cảnh Hội nghị phản biện Dự án “Điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành

giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được đơn vị tư vấn: Trung tâm Phân tích và Dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang xây dựng khá đầy đủ, chi tiết theo nhiệm vụ, nội dung của bản đề cương Dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1523/QĐ-UBND ngày 13/7/2016. Đơn vị tư vấn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như hồi cứu tài liệu, điều tra khảo sát thực địa, phân tích số liệu thống kê, lấy ý kiến chuyên gia, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2015; phân tích dự báo các điều kiện cơ bản đảm bảo phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh; phân tích bối cảnh phát triển giáo dục đào tạo của tỉnh trong giai đoạn 2016-2020. Từ đó chỉ ra thời cơ, thách thức đối với ngành giáo dục đào tạo của tỉnh. Dự án cũng chỉ ra được quan điểm, mục tiêu, nội dung, các tiêu chí điều chỉnh cụ thể và đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện phương án quy hoạch.

Xong, do hạn chế của phương pháp trình bày, chủ yếu dùng lời văn để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu thực hiện quy hoạch mà không sử dụng bất kỳ một công cụ kỹ thuật thống kê nào như bảng biểu, biểu đồ, đồ thị để hỗ trợ cho công tác phân tích, đánh giá, so sánh, dự báo kết quả thực hiện Phương án quy hoạch, dẫn đến bản dự thảo Báo cáo điều chỉnh quy hoạch quá dài dòng, không trọng tâm và không thực sự cần thiết. Vì thế đã làm cho người đọc khó hiểu, khó theo dõi và khó nắm bắt được nội dung cốt lõi của Báo cáo quy hoạch. Mặt khác, do số liệu trong các bảng biểu, số liệu trong phần phụ lục của Báo cáo tản mạn, thiếu tính logic, khoa học, mâu thuẫn với lời giải thích trong Báo cáo; Các giải pháp, biện pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, các dự án đầu tư để thực hiện Phương án Quy hoạch đặt ra còn chung chung, dàn trải thiếu tính chiến lược, đột phá, mang tính đặc thù riêng cho tỉnh Hà Giang để phân biệt (không lẫn) với địa phương khác trong vùng. Bên cạnh đó, bộ bản đồ hiện trạng và điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường lớp, cấp học, ngành học trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 dùng để thuyết minh cho bản Báo cáo điều chỉnh Quy hoạch được làm trên nền bản đồ cũ kỹ, lạc hậu; việc trình bày nội dung, ký hiệu, màu sắc trên bản đồ không có tính sáng tạo, không tuân thủ theo quy phạm thành lập bản đồ chuyên đề, mặc dù kinh phí chi cho công tác xây dựng bộ bản đồ này không hề nhỏ đã làm cho bản Báo cáo quy hoạch kém đi chất lượng.

Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Giang tổ chức phản biện dự án

Đơn vị tư vấn trao đổi, thảo luận và tiếp thu ý kiến của Hội đồng phản biện

Kết thúc Hội nghị phản biện, chủ đầu tư (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang) và đơn vị tư vấn lập dự án: Trung tâm Phân tích và Dự báo nhu cầu Đào tạo nhân lực - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã tiếp thu tất cả các ý kiến phản biện, góp ý của Hội đồng phản biện để chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện dự án trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt./. 

Cao Hồng Kỳ, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Giang
Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google
icon Các tin tức khác
icon Liên hiệp Hội Hà Giang góp ý dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
icon Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Địa chất khoáng sản và Luật Công chứng (sửa đổi)
icon Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Đất đai và Luật Viễn thông (sửa đổi)
icon Kế hoạch tổ chức Hội thảo chia sẻ, cung cấp thông thông tin về phí BVMT trong lĩnh vực khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang
icon Thực trạng công tác tư vấn phản biện (TVPB) của Liên hiệp Hội Hà Giang và một số giải pháp nâng cao chất lượng TVPB trong thời gian tới
icon Một vài ý kiến chia sẻ, bình luận xung quanh về: Điểm 10 nhiều gấp 60 lần - Một kỳ thi không bình thường!
icon "Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Hà Giang" chưa đảm bảo tính lô gic, khoa học và tính khả thi
icon Liên hiệp Hội Hà Giang phản biện Dự án "Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030"
icon Một số cách nhận biết để phòng tránh khi sử dụng thực phẩm
icon Tiếp tục tham gia tư vấn, phản biện dự thảo Nghị quyết về một số chính sách của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Liên hiệp Hội Việt Nam
Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam
bộ khoa học và công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ
Thiết kế website