Tiếp tục tham gia tư vấn, phản biện dự thảo Nghị quyết về một số chính sách của Hội đồng nhân dân tỉnh.

 Từ hiệu quả hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, Ngày 17 tháng 11 năm 2015, Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang chính thức ban hành văn bản số 928/HĐND-VP về việc đề nghị Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang tiếp tục thực hiện tư vấn, phản biện đối với 03 dự thảo Nghị quyết về: chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biên mậu và chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang.  

Đây là các chính sách đã được Hội đồng nhân dân tỉnh lấy ý kiến tham vấn rộng rãi các tầng lớp nhân dân và thực hiện tham vấn của các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh, các doanh nghiệp có liên quan (theo Kế hoạch số 133/KH-HĐND ngày 12 tháng 10 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh) vào đầu tháng trung tuần tháng 11/2015. Việc giao cho Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tiếp tục thực hiện tư vấn phản biện đối với dự thảo chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung và 03 dự thảo chính sách này là sự ghi nhận của tỉnh về vị trí, vai trò của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật trong việc tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước xem xét quyết định các vấn đề về chủ trương, chính sách phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

          Tiếp tục tham gia tư vấn, phản biện dự thảo Nghị quyết về một số chính sách của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Liên hiệp hội tỉnh Hà Giang phản biện độc lập 01 dự án. Ảnh minh họa

Theo đó, mục đích đề nghị Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tham gia tư vấn, phản biện đối với dự thảo 03 chính sách nhằm cung cấp thêm những luận cứ mang tính khoa học và thực tiễn trên cơ sở độc lập, khách quan và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang xem xét, quyết định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI nhiệm kỳ 201-2020 đề ra.  

Dự thảo “Nghị quyết về chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang” được khởi thảo với đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình có hoạt động đầu tư khai thác kinh doanh trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang, bao gồm cả các doanh nghiệp ngoài tỉnh có đăng ký hoạt động kinh doanh du lịch tại tỉnh. Chính sách khuyến khích tập trung 5 nội dung như: (1) Hỗ trợ phát triển các cơ sở luu trú du lịch xây mới hoặc cải tạo nâng cấp đạt chuẩn 3 sao trở lên; (2) Hỗ trợ phát triển hệ thống nhà hàng đạt chuẩn phục vụ du lịch (3) Hỗ trợ để đầu tư cho phương tiện vận chuyển du lịch đối với các HTX vận tải, doanh nghiệp lữ hành; (4) Hỗ trợ để đầu tư nâng cấp, cải tạo sản phẩm dịch vụ tại các khu, điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, công viên cho các đơn vị doanh nghiệp, cá nhân có thẩm quyền quản lý; (5) Hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, bao gồm phát triển làng nghề gắn với du lịch, phát triển du lịch cộng đồng…

Dự thảo “Nghị quyết về một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biên mậu trên địa bàn tỉnh Hà Giang” với đối tượng áp dụng chính là các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại khu kinh tế cửa khẩu, cửa khẩu chính, chợ biên giới, chợ cửa khẩu tỉnh Hà Giang. Các nội dung hỗ trợ chính gồm: (1) Các chính sách về ưu đãi về tiền thuê đất với mức cao nhất theo quy định của nhà nước, ngoài ra còn được áp dụng chỉ bằng 30 % giá thuê đất áp dụng tại địa phương; (2) Hỗ trợ giải phóng, san tọa mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật. Tỉnh giao mặt sạch đối với các dự án đầu tư xây dựng chợ biên giới, chợ cửa khẩu, kho ngoại quan, bãi kiểm soát, cơ sở chế biến gia công hàng xuất khẩu, hỗ trợ lãi xuất tiền vay đầu tư hạ tầng kỹ thuật như làm đường, hệ thống điện, cấp thoát nước... (3) Hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ biên giới, chợ cửa khẩu, kho, bãi, cơ sở chế biến gia công hàng xuất khẩu tại các cửa khẩu mới mức 100 % lãi xuất tiền vay, số lãi suất hỗ trợ từ 1-5 tỷ đồng tùy thuộc vào từng hạng mục đầu tư; (4) Hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa. Đối với danh nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng có xuất xứ sản xuất tại Hà Giang đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tối thiểu từ 50.000-100.000 USD/năm của năm trước kiền kề năm xét hỗ trợ thì được nhà nước xem xét hỗ trợ kinh phí xuất khẩu với tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổn giá trị kim nghạch xuất khẩu. Các mặt hàng hỗ trợ xuất khẩu là: cam, chè mật ong, hàng thủ công mỹ nghệ, gạo, cao su, hạt điều, hoa quả; (5) Hỗ trợ thuê mặt bằng kinh doanh với mức 50-70% giá thuê mặt bằng kinh doanh cho các tổ chức kinh doanh cố định tại tùy theo địa điểm kinh doanh là các khu kinh tế cửa khẩu hay các chợ biên giới, chợ cửa khẩu.

Tiếp tục tham gia tư vấn, phản biện dự thảo Nghị quyết về một số chính sách của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Liên hiệp hội Hà Giang tham gia một diễn đàn đối thoại chính sách. Ảnh minh họa

Dự thảo “Nghị quyết chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang”, được khởi thảo áp dụng cho các đối tượng là các hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp có các hoạt động tổ chức sản xuất hàng hóa với những loại cây trồng, vật nuôi: chè, cam, dược liệu, tam giác mạch, trâu, bò, ong. Nội dung chính sách khuyến khích gồm: (1) Hỗ trợ lãi suất. Nhà nước hỗ trợ lãi xuất đối với các tổ chức, cá nhân tiền vay để trồng mới, thâm canh, chế biến, bảo quản với các loại cây trồng; hỗ trợ mua giống, xây dựng chuồng trại; chế biến thực phẩm từ sản phẩm gia súc, gia cầm, với mức hỗ trợ 100 % lãi xuất, với mức vay vốn tùy thuộc vào từng loại hình sản xuất, chế biến; (2) Chính sách hỗ trợ trực tiếp như sản xuất như: hỗ trợ chế biến dược liệu với mức tối đa 5.000 triệu đồng/1 nhà máy;  hỗ trợ 3 triệu đồng/ha/chu kỳ sản xuất cây hoa tam giác mạch; 1 tỷ đồng cho cơ sở chế biến tam giác mạch, hỗ trợ 50 triệu đồng cho đăng ký lần đầu thương hiệu sản phẩm hàng hóa sản xuất tại địa phương, hỗ trợ 3 tỷ đồng/nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi…

Các dự thảo chính sách này sẽ được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tập hợp các chuyên gia trong tỉnh và trung ương am hiểu về chuyên môn cũng như có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý theo từng lĩnh vực để thực hiện các bước tư vấn, phản biện theo trình tự quy định tại Quyết định số 14/QĐ-TTg ngày 14/2/2014 của Thủ tướng chính phủ và Quyết định số 11/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Giang về hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật. Báo cáo tư vấn, phản biện sẽ được gửi tới thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét quyết định chậm nhất vào ngày 30 tháng 11 năm 2015. 

  Có thể nói, kết quả tư vấn, phản biện 03 dự thảo chính sách lần này sẽ tạo cơ sở quan trọng để Hội đồng nhân dân tỉnh có thêm căn cứ để xem xét quyết định việc đưa chính sách liên quan đến hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương vào thực hiện trong thời gian tới. Đồng thời, giúp cho Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang tiếp tục khảng định và phát huy vai trò tập hợp đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ tham gia có hiệu quả hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội liên quan đến đóng góp ý kiến cho Đảng và Nhà nước về lĩnh vực cơ chế, chính sách, một lĩnh vực còn tương đối mới đối với Hà Giang ./.

                                                                   Đức Hiện

Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google
icon Các tin tức khác
icon Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung của 4 luật
icon Hà Giang: Đưa ra 5 giải pháp phát triển nông nghiệp
icon Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi)
icon Hội thảo tư vấn, phản biện, tham gia ý kiến đối với Dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
icon Góp ý dự án Luật Công chứng (sửa đổi) và Luật Địa chất khoáng sản
icon Liên hiệp Hội Hà Giang góp ý dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
icon Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Địa chất khoáng sản và Luật Công chứng (sửa đổi)
icon Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Đất đai và Luật Viễn thông (sửa đổi)
icon Kế hoạch tổ chức Hội thảo chia sẻ, cung cấp thông thông tin về phí BVMT trong lĩnh vực khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang
icon Thực trạng công tác tư vấn phản biện (TVPB) của Liên hiệp Hội Hà Giang và một số giải pháp nâng cao chất lượng TVPB trong thời gian tới
Liên hiệp Hội Việt Nam
Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam
bộ khoa học và công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ
Thiết kế website