Kết quả phản biện đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2020"

 Kết quả phản biện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp

tỉnh Hà Giang đến năm 2020” nhìn từ góc độ khách quan khoa học 

Thực hiện Công văn số 1404/UBND-NNTNMT ngày 19/5/2014 của UBND tỉnh Hà Giang về việc giao cho Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) Hà Giang tổ chức phản biện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hà Giang đến năm 2020”; Quyết định số 21/QĐ-LHH ngày 10/10/2014 của Chủ tịch Liên hiệp hội Hà Giang về việc thành lập Hội đồng phản biện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2020. Ngày 14/11/2014, Liên hiệp hội Hà Giang đã chủ trì, tổ chức hội thảo cấp tỉnh mở rộng lấy ý kiến tư vấn, phản biện cho đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2020, do Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Giang chủ trì soạn thảo. Tham dự hội thảo có các Chuyên gia tư vấn, phản biện (TVPB) đến từ các Hội ngành Trung ương thuộc Liên hiệp hội Việt Nam; một số Chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nông, lâm nghiệp của tỉnh và đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh Hà Giang: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Nội vụ, Lao động - TB&XH, Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp & PTNT (cơ quan chủ trì soạn thảo đề án).

Sau hai tuần nghiên cứu đề án, Liên hiệp hội Hà Giang (Thường trực Hội đồng phản biện) đã chuẩn bị báo cáo công phu, nhiều thông tin với hàm lượng khoa học cao. Mục đích của TVPB nhằm tham mưu giúp cho tỉnh Hà Giang có một định hướng chắc chắn để phát triển ngành nông nghiệp tỉnh trở thành động lực thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng theo hướng bền vững dựa trên các tiềm năng, lợi thế của tỉnh và cơ chế, chính sách hỗ trợ từ Trung ương.  

Kết quả phản biện đề án

Hội đồng phản biện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2020

Theo ý kiến đánh giá của Hội đồng phản biện: Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hà Giang đến năm 2020” đã có sự chuẩn bị đầu tư, nghiên cứu, tính toán khá chi tiết; phương án tái cơ cấu phù hợp với quan điểm chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ương và của Ban chỉ đạo đề án cấp tỉnh; bản đề án đã xây dựng được các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh đến năm 2020 trên các lĩnh vực, cụ thể: Trồng trọt với 6 cây trồng chính là cam, chè, đậu tương, lạc, lúa, ngô; chăn nuôi - thủy sản với 3 con là bò vàng, trâu sinh sản và ong; lĩnh vực lâm nghiệp tập trung phát triển rừng sản xuất và cây dược liệu. Ngoài ra, bản đề án còn có hệ thống bảng, biểu thống kê kèm theo để minh chứng, giải thích cho nội dung của đề án. Tuy vậy, bản đề án còn chung chung, có nhiều hạn chế, sai sót và chưa đảm bảo tính khả thi.

Kết thúc hội thảo, Hội đồng phản biện đã đề nghị cơ quan chủ quản, chủ trì soạn thảo nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện bản đề án theo các nội dung tư vấn của Hội đồng như: Tên đề án; cơ sở khoa học và thực tiễn của đề án; đánh giá sâu hơn thực trạng nông nghiệp, nông thôn, tiềm năng, lợi thế của tỉnh, những bất lợi, tồn tại hiện nay mà ngành nông nghiệp đang cần giải quyết làm cơ sở đưa ra quan điểm, mục tiêu, nội dung tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh cho phù hợp. Về nhiệm vụ giải pháp tái cơ cấu cần bổ sung điều chỉnh căn bản cơ cấu đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nông nghiệp; tập trung đầu tư cao hơn cho việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến, bảo quản, dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm phù hợp với điều kiện từng vùng; xây dựng cơ chế đặc thù kêu gọi các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư vào sản xuất, chế biến, đào tạo lao động, thị trường, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa, áp dụng mức phí ưu đãi nhất; cần sắp xếp, tổ chức lại bộ máy và cơ chế quản lý (đơn vị sự nghiệp, hệ thống cán bộ khuyến nông, khuyến lâm từ tỉnh xuống thôn, bản) theo hướng gắn với nhu cầu thực tiễn, giảm chồng chéo, cồng kềnh; các hợp tác xã, hộ trang trại, doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng “chuỗi giá trị sản phẩm” đảm bảo mọi thành phần tham gia đều có lợi nhuận thỏa đáng; tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình mục tiêu quốc gia khác; Hội đồng phản biện cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần xem xét chỉnh sửa, bổ sung các bảng, biểu về chỉ tiêu lao động cần đào tạo đối với từng giai đoạn cho các lĩnh vực phù hợp với phương án tái cơ cấu; bổ sung thêm tiến độ, lộ trình và tổ chức thực hiện đề án.

Những ý kiến phản biện của Hội đồng phản biện đối với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2020 nhìn từ nhiều phía sẽ là nội dung tư vấn giúp cho đơn vị chủ trì soạn thảo chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện bản đề án để trình Tỉnh ủy, UBND tỉnh phê duyệt đảm bảo tính khả thi.

Cao Hồng Kỳ, PCT thường trực Liên hiệp hội Hà Giang.

Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google
icon Các tin tức khác
icon Tổng kết hoạt động tư vấn, phản biện và giám định năm 2022 của Liên hiệp Hội Việt Nam
icon Hà Giang: Liên hiệp Hội phản biện chính sách phát triển du lịch của tỉnh
icon Hà Giang: Góp ý 2 dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và Luật giá
icon Kết quả phản biện Đề án "Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và phát triển bền vững tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030" nhìn từ góc độ khoa học là cơ sở
icon Liên hiệp hội Hà Giang phản biện "Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030"
icon Kết quả phản biện "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" nhìn từ góc độ khoa học
Liên hiệp Hội Việt Nam
Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam
bộ khoa học và công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ
Thiết kế website