Bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu Đại hội Đảng bộ và Đại hội sản xuất Hà Giang (ngày 26.3.1961)

 Hôm nay Bác thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ lên thăm Đại hội Đảng và Đại hội sản xuất tỉnh nhà.

Bác sẽ nói chuyện hai lần, một lần bây giờ và mai nói một lần nữa. Hôm nay chỉ nói mấy điểm, còn mai nói mấy điểm rồi các cô các chú cộng lại.

Bác nói mấy điểm chính như thế này.

Một: Phải đoàn kết dân tộc và bộ phải tuyên truyền giải thích cho tất cả đồng bào hiểu tinh thần làm chủ nhà nước. Khi trước chúng ta làm nô lệ cho Tây, Nhật, vua quan địa chủ. Bây giờ ta làm chủ, các cô các chú các cháu đây làm chủ nước nhà. Nhưng không phải ai cũng hiểu tinh thần làm chủ đâu. Vì vậy ta phải tuyên truyền giải thích cho ai cũng hiểu tinh thần làm chủ nước nhà và đoàn kết dân tộc.

Hai: Củng cố tốt và phát triển tốt chi bộ Đảng và chi đoàn thanh niên lao động.

Ba: hết sức xem trọng việc tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm để nâng cao dần đời sống của nhân dân, đồng thời mà giữ gìn trật tự trị an trong tỉnh được tốt hơn.

Bốn: các cô các chú là cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đều làm cán bộ lãnh đạo. Nói về lãnh đạo phải thiết thực, phải toàn diện, đồng thời phải bồi dưỡng giúp đỡ cán bộ địa phương. Đó là điểm quan trọng. cán bộ Đảng viên, đoàn viên tỉnh ta nói chung đều tận tụy, cố gắng, đều chịu gian khổ để làm việc, đó là ưu điểm. Ưu điểm ấy các cô các chú phải cố gắng phát triển thêm, Bác không cần nói nhiều. Bây giờ Bác nói nhiều về khuyết điểm để các cô các chú sửa chữa.

- Tỉnh ta có độ 2.000 đảng viên. Như thế là có ít. Trong chi bộ, có chi bộ khá, có chi bộ vừa, có chi bộ kém. Cho nên phải củng cố tốt, phát triển tốt chi bộ và chi đoàn thanh niên. Trong 2.000 Đảng viên có hơn 200 Đảng viên còn mù chữ. Đó là một khuyết điểm. Đảng ta là Đảng lãnh đạo, Đảng phục vụ nhân dân. Nếu mù chữ thì lãnh đạo ai? Mù chữ có lãnh đạo được không?. Tự mình không lãnh đạo được mình thì lãnh đạo ai? Vì vậy Bác giao cho tỉnh có kế hoạch cho các chi bộ, cho các địa phương làm sao nội trong năm nay nhưngx đồng chí này phải biết chữ, phải biết đọc, biết viết. Có Làm được không? (Mọi người đều đồng thanh trả lời: Có ạ).

         Có người nói nhiều tuổi . Bao nhiêu là nhiều tuổi? Một người cách mạng, một người cộng sản phải học mãi, học bao giờ chết mới hết học, chết mới là hết hoạt động. Có người mới 50 tuổi đã xưng là cụ già; ôm cháu nằm ở nhà, không làm công tác, không học, thế thật là vô lý.

Bác đã 70 tuổi, Bác vẫn học. Vậy phải cố mà học, quyết tâm mà học.

Trong 94 xã ở tỉnh ta, có 29 xã chưa có chi bộ. Đây là khuyết điểm rất lớn. Đảng ta đã có từ hơn 30 năm, và nhân dân ta đã được giải phóng 15,16 năm rồi, thế mà còn 29 xã, tức là còn 1/3 xã chưa có chi bộ, thế là khuyết điểm rất lớn.

Vậy làm sao phải xây dựng được cơ sở đảng ở những nơi đó. Vì nơi nào mình không đến thì phản động nó đến, mình không mạnh thì phản động nó mạnh. Không có đảng thị không có ruyên truyền, giáo dục, không có tổ chức. Thế là 1/3 tỉnh còn kém và yếu, có phải thế không? (Mọi người đều đồng rhanh trả lời: có ạ).

Đối với đồng bào rẻo cao, công tác của cán bộ nói chung là cán bộ tỉnh, huyện còn kém. Từ hồi đế quốc, phong kiến đồng bào rẻo cao khổ hơn tất cả mọi dân tộc. Vì thế cán bộ phải hết sức chú ý giúp đỡ đồng bào rẻo cao về kinh tế, chính trị, văn hóa. Có hiểu không? (Mọi người đều đồng thanh trả lời: có ạ).

- Một điểm nữa là tinh thần cảnh giác kém, vì tinh thần cảnh giác kém cho nên còn có chuyện nhỏ như bọn buôn lậu còn hoạt động được có hại cho đồng bào; việc to là để cho bọn phản động nổi lên lúc này lúc khác, nơi này nơi khác.

- Lãnh đạo sản xuất : Công tác chính của chúng ta bây giờ là tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm, để nâng cao đời sống của đồng bào. Chính vì lãnh đạo sản xuất kém nên đời sống chưa được nâng cao hay nâng cao rất ít. Nói có sách mách có chứng: Mức so với kế hoạch đã định về diện tích lúa mới được 85%, còn thiếu 15%. Sản lượng kém hơn nữa, mới có 80%, kém mất 20%....Ngô, khoai, sắn rất kém. Ngô, khoai , sắn là một thứ lương thực cho người và là lương thực cho gia súc. Kém thì người cũng bị ảnh hưởng, gia súc cũng bị ảnh hưởng. Ngô so với kế hoach được 79%, khoai 57%, sắn 62%. Như thế là rất thấp, rất thấp!

Chăn nuôi cũng kém, trâu mới đạt 90% kế hoạch, bò mới đạt 80% kế hoạch, lơn đạt 98% kế hoạch. Như thế là thấp – thấp như thế là đã không đạt kế hoạch lại còn để trâu bò chết rét hoặc lạm sát.

         Còn kế hoạch đông – xuân, so với kế hoạch còn kém rất xa. Cần phải cố gắng làm sao cho đạt kế hoạch. Ngô, khoai, sắn kém là vì sao? Ngoài những nguyên nhân khác không kể là thủy lợi kém, nông cụ kém, phân bón kém. Thủy lợi ở đây nếu biết làm thì không khó. Ở đây núi nhiều, nước nhiều làm không khó.

- Thủy lợi kém, phân bón kém thì thu hoạch kém. Cho nên về mặt thủy lợi, về mặt phân ón phải cố gắng hơn nữa. Về nông cụ còn rất thấp kém, có nơi còn cho trâu dẫm. Ở các nước xã hội chủ nghĩa đều dùng máy, Trung Quốc dùng nhiều nộng cụ cải tiến. Một người cấy với cái máy cấy thô sơ một ngày bằng 4 người khá thì một người cấy 1 ngày bằng tám ngường thường. Ta bây giờ còn trâu dẫm, lạc hậu quá như thế thì tăng gia sản xuất sao được. Liên xô làm gì cũng bằng máy, nuôi gà bằng máy, cho bò ăn bằng máy, còn gặt cố nhiên là bằng máy rồi. Còn mình vẫn lạc hậu – cái đó là vì sao? Là do cán bộ tuên truyền kém. Vì vậy các cô các chú là cán bộ sản xuất, đã gọi là cán bộ sản xuất thì phải làm thế nào cho đồng bào sản xuất tăng lên, nếu còn làm cầm chừng thì gọi cán bộ làm gì? Lời Bác vừa nói các cô, các chú phải hết sức chú ý làm.

- Liên xô đã có vệ tinh đi lên cung trăng, bây giờ lại đi xa hơn cung trăng là lên soa hôm, saon mai. Các nước anh em thì văn minh như tế mà mình còn trâu dẫm thì lạc hậu quá chừng.

Khai thác lâm thủy sản là một nguồn lợi khá lớn cho đồng bào tỉnh ta, nhưng muốn có mà khai thác luôn thì phải thế nào? Phải biết bảo vệ rừng, có chỗ phải trồng cây gây rừng – bác nghe nói có chỗ khi lấy quả cây vềlàm dầu đã chặt luôn cả cây. Thế là hết, chỉ ăn có một bữa, bữa sau là hết! cho nên phải bảo vệ rừng. Có nơi phải trồng cây gây rừng. Như thế mới có mãi chứ, không thì lấy đâu mà có mãi. Không phải như cây chuối, ăn buông xong chặt luôn cây, cây non mọc lên, còn cây khác thì không phải thế.

Muốn tăng gia sản xuất cho tốt phải có tổ đổi công và hợp tác xã, phải tổ chức cho tốt. Ở vùng thấp hợp tác xã được gần 70%: Như thế là tương đối khá, nhưng củn cố chưa tốt – có hợp tác xã có tên nhưng củng cố chưa tốt? quản lý chưa được tốt, vì sao quản lý chưa được tjôt thuât? Một là chưa hiểu kỹ thuật, chưa hiểu cách quản lý – hai là chưa hiểu tinh thần nguyên tắc quản lý. Bác chỉ nói tóm tắt là tổ đổi công và hợp tác xã phải theo nguyên tắc tự nguyện.

Muốn cho đồng bào vào hợp tác xã nhiều, vào tổ đổi công nhiều thì phải làm chi hợp tác xã thu hoạch tốt hơn, để đồng bào đi theo không được gò ép phải vào, không vào thì bỏ tù hoặc phạt. Tuyệt đối không được thế. Muốn đồng bào vào hợp tác xã nhiều, vào tổ đổi công nhiều, phải làm thế nào những hợp tác xã đã có thu nhập hơn khi đồng bào còn làm ăn riêng lẻ. Thí dụ: Bác làm riêng lẻ một năm thu hoạch 5 tạ, vào hợp tác xã mỗi người được một tấn, nhưng Bác chỉ bằng một nửa…như thế tự nhiên Bắc khắc vào, không phải gò ép.

Bây giờ nói đến quản lý tốt. Quản lý tốt phải như thế nào? Muốn quản lý tốt phải dân chủ.

Phải dân chủ - dân chủ là như thế nào; dân chủ tức là bà con xã viên thông suốt hết rồi mới làm.

         Phải công bằng, những cán bộ trong ban quản trị phải cho công bằng, phân phối công tác phải cho công bằng. Như thế này là không công bằng; Bác ở trong ban quản trị, ruộng khó làm thì phân cho người khác. Người không phải trong ban quản trị thì phân cho làm việc nặng. Khi thu hoạch về Bác lấy ngô tốt, để cho người khác ngô xấu. Như thế thì có được không? Không công bằng thì xã viên không bằng lòng, thế là không tốt.

         Phải minh bạch. Minh bạch là thế náo?

         Thu hoạch bao nhiêu phải làm cho tất cả xã viên đều biết chi ra bao nhiêu? Mua máy bơm nước, máy cày hết bao nhiêu. Còn bao nhiêu phải cho xã viên biết, sổ sách minh bạch. Nếu không cho xã viên biết họ sẽ không tin. Chi độ 10 đồng thì ghi vào sổ 15 đồng rồi bỏ túi 5 đồng có được không. Như thế có đáng tin không?. Mà nghi như thế là không tốt. cho nên chi khoản nào phải rõ ràng, làm cho xã viên biết hết cả, như thế thì xã viên sẽ hăng hái gia tăng sản xuất.

         Bây giờ nói đến công nghiệp. Ở tỉnh nhà có thủ công nghiệp và công nghiệp địa phương. Nguyên tắc phải giữ là công nghiệp địa phương thì địa phương phải có nguyên liệu và sản xuất ra. Địa phướng có thể bán và tiêu thụ; chứ không phải thấy từ Hà Nội làm cái gì thì bắt chước, như thế không được. Vì vậy phải tính cho kỹ. Thí dụ nối, bây giờ đồng bào cần thứ cây gì, thứ lưỡi cày như thế nào? Thì công nghiệp địa phương cùng làm, làm ra….thì mình phải có sắt một số ít và mua một số ít thôi. Làm ra được và bán cho đồng bào được. Kiểu cách phải hợp với đất đai đồng bào.

         Công nghiệp cũng như thương nghiệp theo nguyên tắc là phải phục vụ nhân dân. Thương nghiệp là phải bán những thứ cần thiết đối với đồng bào và mua những thứ của đồng bào bán. Thương nghiệp có mua có bán, nhưng phải nhằm phục vụ sản xuất, đồng thời thương nghiệp phải chống tham ô, lãng phí. Mậu dịch thương nghiệp nếu lãng phí là không phục vụ cho nhân dân, thương nghiệp mà không chống tham ô, lãng phí là thương nghiệp hỏng.

         Cán bộ lãnh đạo: Trước hết phải đoàn kết nội bộ, chống kéo bè, kéo cánh, chống phân tán, tức là phải làm đúng nguyên tắc, lãnh đạo phải tập thể. Lãnh đạo tập thể phải thế nào? Các cô các chú có hiểu thế nào là lãnh đạo tập thể không? Là phải bàn bạc chung, phân công ai phụ trách việc gì phải cho rành rọt. lãnh đạo phải tập thể, phải phân công phụ trách.

         Cán bộ phải tuyên truyền, giải thích, giúp đơc đồng bào tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm để nâng cao và cải thiện đời sống cho nhân dân. Có hai đời sống: một là đời sống vật chất có cơm ăm áo mặc, hai là đời sống văn hóa phải làm xóa nạn mu chữ. Các cô các chú có biết tỉnh Hào Bình một tỉnh đồng báo thiểu số năm ngoái đẫ xóa xong nạn mù chữ được Đảng và Chính phủ tặng huân chương. Các cô các chú có thấy là vẻ vang không?

Cán bộ lãnh đạo phải đi sâu đi sát với nhân dân. Nếu không đi sâu đi sát thì không biết nhân dân cần cái gì mà giúp đỡ, nhân dân muốn cái gì, không muốn cái gì?

         Lãnh đạo phải thực hiện. Thí dụ: phải tăng gia sản xuất. Tăng gia sản xuất thế nào? Muốn tăng gia sản xuất phải có nước đủ, phân cho nhiều. Muốn nước cho đủ phải thế nào? Phải cụ thể chứ không phải chung chung.

         Lãnh đạo phải toàn diện. Thế nào là toàn diện, ví dụ thế này: Hiện bây  giờ ở đây kém toàn diện ngô, khoai, sắn rất kém, chỉ chú ý thóc. Đó là phiến diện không toàn diện. Nói  sản xuất là nói lãnh đạo cả cây lương thực, cây công nghiệp, hoa màu, chăn nuôi…không chú ý như thế là không toàn diện. Cái gì cũng phải lãnh đạo tốt, thiết thực thì mới gọi là toàn diện.

Muốn cho mỗi ngày mỗi đổi mới, thì cán bộ lãnh đạo phải học văn hóa, phải học lý luạn, nghiệp vụ. Muốn biết dùng phân cấy lúa như thế nào, thì phải học thêm văn hóa. Ví dụ một hợp tác xã có 100 hộ (Hay là 100 gia đình) thì phải phân phối công tác ai làm cái gì? Phải phân phối kiểm tra công tác như thế nào?

Hợp tác xão phải có trường học, nhà giữ trẻ…công việc càng ngày càng tiến lên thì hiểu biết của mình cũng phải tiến lên. Muốn vậy thì phải học văn hóa.

         Cán bộ các nơi khác đến, không biết tiếng địa phương thì phải học tiếng địa phương. Bởi vì không thể có cán bộ đi công tác đều phải có một người đi phiên dịch. Dù có người đi phiên dịch thì nói chuyện cũng khó khăn. Không biết tiếng thì nói chuyện với đồng bào dân tộc không được. Nhất là cán bộ kinh, các cô các chú có tán thành không?

         Học lý luận, nghiệp vụ, văn hóa phải có chế độ học, phải có chương trình chế độ, để kiểm tra lại xem như thế nào?

Học tốt thì khen, học không tốt thì phê bình, không tốt một lần, hai lần thì kỷ luật.

         Tất cả cán bộ từ trên như Bác đây xuống đến dưới, từ trung ương đến khu, tỉnh, huyện, xã, các đảng viên, đoàn viên phải đi đúng chính sách của Đảng, đi đúng đường lối quần chúng, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, chứ không phải nửa lòng, nửa dạ thì không được. Thế mới xứng đáng là một Đảng viên Đangr lao động, mới xứng đáng là Đoàn viên thanh niên lao động, thế mới không trái với sự trông chờ của nhân dân. Thế mới đúng trách nhiệm của người Đảng viên, trách nhiệm mà Đảng và Chính Phủ giao phó cho.

Các cô các chú có làm được không. Có quyết tâm không? Có thì làm cho được.

Bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu Đại hội Đảng bộ và Đại hội sản xuất Hà Giang (ngày 26.3.1961)

Tượng đài Bác Hồ với đồng bào dân tộc trên Quảng trường 26/3 - Hà Giang. Ảnh internet

(Theo tài liệu tuyên truyền của Ban Tuyên giáo tỉnh)

Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google
icon Các tin tức khác
icon UBND tỉnh tổ chức Hội đồng khoa học chuyên đề nghiệm thu đề tài "Chiến lược tái cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Giang"
icon Kỷ niệm 93 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam gắn với công bố, trao giải thưởng giải Báo chí tỉnh Hà Giang lần thứ IX - năm 2018
icon Quy chế Phối hợp giám sát cộng đồng về bảo vệ môi trường, công khai minh bạch nguồn thu, phân bổ và sử dụng nguồn thu phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản tại cơ sở
icon Dự thảo Quyết định Ban hành Quy chế thí điểm giám sát cộng đồng về BVMT công khai minh bạch nguồn thu, phân bổ và sử dụng nguồn thu phí BVMT trong khai thác khoáng sản trên bịa bàn tỉnh Hà Giang
icon Tổ chức Hội thi và Hội thảo sản phẩm mật ong Bạc Hà tại Mèo Vạc
icon Lễ hội hoa tam giác mạch chính thức khai mạc trên Cao nguyên Đồng Văn
icon Sơ kết 6 năm thực hiện Kết luận của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục, pháp luật.
icon Ươm mầm khoa học nơi địa đầu Tổ quốc.
icon Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ
icon Sản phẩm Hồng không hạt Quản Bạ được bảo hộ chỉ dẫn địa lý- cơ hội phát triển
Liên hiệp Hội Việt Nam
Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam
bộ khoa học và công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ
Thiết kế website