Ngày 8.11.2017, tại Hội trường lớn Tỉnh ủy, Tỉnh ủy Hà Giang đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 năm thực hiện Kết luận số 59-KL/TU, ngày 08-8-2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân.
Dự, chủ trì hội nghị có các đồng chí: Thào Hồng Sơn, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Sèn Chỉn Ly, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sùng Mính Sính, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy. Cùng dự có các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, BCH Đảng bộ tỉnh; thường trực HĐND, UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố…
Đồng chí Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kết luận Hội nghị.
Theo báo cáo sơ kết, giai đoạn 2011-2017 các cấp, các ngành đã tổ chức được 212.278 buổi/cuộc/hội nghị tuyên truyền, phổ biến với 6.279.039 lượt người nghe, trọng tâm là Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09-12.2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 17-6-2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kết luận số 59-KL/TU ngày 08-8-2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân”. Đồng thời đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện như: Nghị quyết ố 147/2014/NQ-HĐND ngày 30-9-2014 về định mức chi có tính chất đặc thù cho côn tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật cho người dân ở cơ sở; Nghị quyết số 177/2015/NQ-HĐND ngày 24-4-2015 về định mức chi thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; UBND tỉnh ban hành 11 quyết định, 02 chỉ thị, trên 80 Kế hoạch để chỉ đạo, hướng dẫn, tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh… Quá trình triển khai thực hiện Kết luận số 59-KL/TU đã xuất hiện những mô hình hay, cách làm hiệu quả về phổ biến, giáo dục pháp luật như: Mô hình tổ chức Hội thi “Phòng chống tảo hôn, kết hôn cận huyết thống và côn tác kế hoạch hóa gia đình trong đoàn viên, thanh niên”, “Dòng họ an toàn giao thông”, “Tuyên truyền an toàn giao thong”, “Bến đò an toàn”, “Tổ nhóm tự quản”; Mô hình tuyên truyền thông qua Hội nghệ nhân dân gian lồng ghép giáo dục pháp luật; Mô hình tuyên tuyền thông qua hệ thống điểm truyền tin thôn hay mô hình dân vận khéo; phát hành các bản tin tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.
Tham dự hội nghị, các đại biểu đã thống nhất đánh giá: Qua 6 năm triển khai thực hiện Kết luận số 59-KL/TU và Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã được thực hiện nghiêm túc, từng bước nâng cao dân trí pháp lý, ý thức tự giác chấp hành luật của người dân; Cơ bản các cấp ủy, tổ chức Đảng đã quan tâm lanh đạo, chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ quan trọng để đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật vào cuộc sống; đội ngũ cán bộ, đảng viên đã xác định việc tìm hiểu, nghiên cứu, học tập chủ trương, chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước là việc làm thường xuyên; nhận thức được ý nghĩa, trách nhiệm của mình, từ đó nâng cao năng lực thực thi pháp luật, ý thức gương mẫu, chấp hành, tuân thủ, bảo vệ pháp luật, đặc biệt là nâng cao vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc học tập, tìm hiểu, thực hiện pháp luật; hầu hết các văn bản luật, văn bản quy phạm pháp luật đã được phổ biến bằng nhiều hình thức, phù hợp với từng đối tượng và địa bàn; cộng đồng các doanh nghiệp và người dân nắm rõ hơn chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là nhận thức tốt hơn về hậu quả pháp lý của các hành vi vi phạm pháp luật; nêu cao ý thức chấp hành, thuân thủ pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh... Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện Kết luận số 59-KL/TU cũng còn có những hạn chế như: một số cấp ủy Đảng, chính quyền ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn chưa quan tâm đúng mức tới công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; chưa kịp thời quán triệt cấc văn bản pháp luật mới ban hành; nhiều nơi truyên truyền, phổ biến còn mang tính hình thức; biện pháp, hình thức truyên truyền còn chưa thực sự hiệu quả; đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên còn ít, hoạt động kiêm nhiệm, chưa được bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên chuyên sâu...
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thào Hồng Sơn đề nghị trong thời gian tới, phải có giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế, yếu kém tại dự thảo báo cáo và các ý kiến tại Hội nghị đã chỉ ra. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, làm chuyển biến căn bản ý thức tôn trọng pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Gắn kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, với chương trình, dự án phát triển KT-XH trên địa bàn; gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với giữ gìn truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc; công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tinh thần tự tôn dân tộc. Tại Hội nghị cũng đã tiến hành sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị về công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm Y tế/.
Tô Hiện