Điều lệ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam được Thủ tướng chính phủ phê chuẩn ngày 21 tháng 10 năm 2015. Để thống nhất trong nhận thức và hành động, ngày 01 tháng 3 năm 2017, Đoàn chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã chính thức có văn bản Hướng dẫn thực hiện Điều lệ.
Phiên họp thường kỳ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam- Ảnh minh họa
Thực hiện Quyết định số 1795/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2015 của Thủ tương Chính phủ về việc phê chuẩn Điều lệ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ngày 03 tháng 12 năm 2015, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã ban hành Công văn số 923/LHHVN-TTCB về triển khai thực hiện Điều lệ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cho thấy, một số bộ/ngành, cơ quan địa phương và tổ chức hội ngành trực thuộc còn có những nhận thức khác nhau về thực hiện Điều lệ do Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. Để thống nhất trong nhận thức và hành động, ngày 01 tháng 3 năm 2017, Đoàn chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã ban hành văn bản số 104/HD-LHHVN về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Dưới đây, Ban biên tập trân trọng giới thiệu tổng hợp những nội dung cơ bản nhất của Bản hướng dẫn này.
Điều lệ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn với 9 chương, 35 điều, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã hướng dẫn làm rõ thêm nội dung của 29 điều như:
Điều 1, Tôn chỉ, nguyên tắc hoạt động. Ngoài việc nhẫn mạnh rõ quan điểm được thể hiện trong Điều lệ do Thủ tướng Chính phủ vê duyệt, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật là tổ chức chính trị xã hội, bản hướng dẫn đã làm rõ 2 nội dụng: (1) Về tính chất chính trị được thể hiện đó là tổ chức của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Dảng Cộng sản Việt Nam; (2) Tính chất xã hội được thể hiện ở việc tập hợp đông đảo đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong các tổ chức xã hội- nghề nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực liên quan đến khoa học và công nghệ.
Điều 2. Mục đích hoat động: đã làm rõ thêm 2 vấn đề: (1) Tập hợp, đoàn kết tạo sức mạnh và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực chính, chủ yếu để phát triển đất nước, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp, hiện đại hướng tới nhanh chóng xây dựng thành công nền kinh tế tri thức; (2) Hoạt động của Liên hiệp cac Hội Khoa học và Kỹ thuật thể hiện ở trên 2 phương diện, đó là: thứ nhất, vận động, thuyết phục, thu hút tập hợp; thứ 2, đoàn kết rộng rãi đội ngũ những người hoạt động liên quan tới khoa học và công nghệ.
Điều 7. Hệ thống tổ chức, đã hướng dẫn đã làm rõ hệ thống tổ chức của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam gồm 2 cấp ở Trung ương và ở các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 9. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật địa phương, làm rõ 3 vấn đề: (1) Là tổ chức chính trị- xã hội của đội ngu trí thức khoa học và công nghệ tại địa phương, được thành lập theo chỉ đạo của cấp ủy địa phương, có quyết định thành lập và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; là thành viên đương nhiên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; (2) Tất cả các Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật địa phương thực hiện chung Điều lệ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Trên cơ sở Điều lệ và căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương, Liên hiệp ác Hội Khoa học và Kỹ thuật địa phương xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của mình và đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật địa phương hoạt động dưới sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Thành ủy, Tỉnh ủy, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương , đồng thời tuân thủ các quy định chung và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; (3) Liệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật địa phương có các hội thành viên là các hội chuyên ngành có pháp nhân hoặc không có pháp nhân hoạt động tại địa phương, các hội hoặc Liên hiệp hội cấp quận, huyện và tương đương (khi có điều kiện thành lập). Liên hiệp hội địa phương xây dựng và ban hành các quy định, quy chế về lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và phối hợp hoạt động giữa Liên hiệp hội với các hội thành viên.
Điều 10. Làm rõ tổ chức Hội ngành toàn quốc hoạt động theo mô hình tổng hội hoặc hội hoạt động trên các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tự nguyện tham gia làm thành viên và được Liên hiệp hội kết nạp theo quy định; tuân thủ theo các quy định chung và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Liên hiệp hội Việt Nam, có trách nhiệm tham gia tích cực, chủ động vào các hoạt động chung của Liên hiệp hội Việt Nam; Hội thành viên của Hội ngành toàn quốc được quy định là các hội, hiệp hội, chi hội, phân hội chuyên ngành có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân tại các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... Bên cạnh đó, điều này còn hướng dẫn đối với các Hội thành viên liên kết, theo đó, các hội thành viên liên hết là các tổ chức có tư các pháp nhân độc lập, tự nguyện tham gia các hoạt động do hội tổ chức và thừa nhận điều lệ hội.
Điều 10 và 11 đã hướng dẫn làm rõ quyền và nghĩa vụ của các Hội thành viên, theo đó: đối với các hội thành viên khi lãnh đạo chủ chốt không có điều kiện tham gia Hội đồng Trung ương Liên hiệp hội Việt Nam thì các hội thành viên có quyền đề cử người thay thế. Quá trình tham gia họp họ có quyền phát biểu, thảo luận, đóng góp ý kiến và được bảo lưu ý kiến. Ngoài được tham gia các hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam, các hội thành viên có quyền được chia sẻ và cung cấp thông tin, có quyền yêu cầu Liên hiệp hội Việt Nam đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp với hoạt động của Hội. Về nghĩa vụ, các hội thành viên tuân thủ và chủ động triển khai thực hiện nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Hội đồng Trung ương và các văn bản chỉ đạo của Liên hiệp hội Việt Nam phù hợp với điều kiện và lĩnh vực hoạt động của hội mình; có tránh nhiệm gửi báo cáo kết quả hoạt động hàng năm hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu và gửi văn bản thông báo kết quả đại hội nhiệm kỳ, thông báo sự thay đổi về nhân sự lãnh đạo chủ chốt của các hội thành viên tới Liên hiệp hội Việt Nam.
Điều 15, Hội đồng Trung ương Liên hiệp hội Việt Nam đã làm rõ về tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu ủy viên Hội đồng Trung ương; hình thức đề cử, giới thiệu; làm rõ thành phần hồ sơ giới thiệu nhân sự tham gia Hội đồng Trung ương; thể thức bầu cử; phương thức họp và thảo luận...
Ngoài ra, Văn bản hướng dẫn đã làm rõ điều 16 quy định về nghĩa vụ và quyền hạn của Hội đồng Trung ương Liên hiệp hội Việt Nam, việc bổ sung thay thế ủy viên Hội đồng Trung ương, ủy viên Đoàn chủ tịch, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư Ký và các ủy viên Ủy ban Kiểm tra Liên hiệp hội Việt Nam; điều 17 về nhiêm vụ, quyền hạn của Đoàn Chủ tịch; điều 18 về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Kiểm tra; điều 21, 22, 23 về nhiệm vụ của Ban chấp hành, Ban thường vụ, Ban Kiểm tra các Hội ngành toàn quốc; hướng dẫn chương VII về tài chính tài sản; chương VIII về thi đua khen thưởng. Đặc biệt tại chương VI, điều 26, 27 đã hướng dẫn cụ thể, chi tiết về cơ quan lãnh đạo của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; làm rõ cơ quan lãnh đạo, cơ cấu các thành viên tham gia Ban chấp hành, quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chấp hành; Ban thường vụ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật đại phương. Trong đó làm rõ trách nhiệm của Ban Thường vụ Liên hiệp hội các địa phương trong việc triển khai thực hiện công tác tổ chức đại hội đại biểu Liên hiệp hội địa phương theo nhiệm kỳ như: trình tự công tác chuẩn bị đại hội về công tác nhân sự, văn kiện đại hội, việc báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền; chỉ đạo việc tham gia thảo luận tại đại hội...
Có thể nói văn bản Hướng dẫn số 104/HD-LHHVN được ban hành không những tạo điều kiện thuận lợi để các Hội ngành toàn quốc, Liên hiệp hội các địa phương thống nhất trong nhận thức và hành động để tổ chức triển khai thực hiện đạt hiệu quả tại đơn vị mình mà còn là căn cứ quan trọng để Liên hiệp hội các địa phương tuyên truyền, vận động chính sách với cấp ủy, chính quyền và các cơ quan quản lý có những nhìn nhận khách quan hơn, rõ ràng hơn về thực thi Điều lệ của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ./.
Nội dung hướng dẫn chi tiết xem tại đây ( phần 1)
Nội dung hướng dẫn chi tiết xem tại đây ( phần 2)
Tô Hiện.