Hà Giang: Tập huấn phát triển liên kết sản xuất gắn với KTTH trong nông nghiệp

Trong các ngày 07 và 08/4/2023, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang đã tổ chức tập huấn phổ biến kiến thức về “Phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với KTTH và chuyển đổi số trong nông nghiệp” .

Tham dự lớp tập huấn có 120 cán bộ thuộc các cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và đại diện hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp đặc sản (cam Sành Hà Giang, chè Shan tuyết, mật ong Bạc hà) của 23 xã, thị trấn thuộc huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

tm-img-alt

Tại lớp tập huấn, các đại biểu đã được chuyên gia của Viện nghiên cứu Thị trường và Thể chế Nông nghiệp – Học viện Nông nghiệp Việt Nam truyền đạt 3 chuyên đề cơ bản:  Phát triển chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp, bao gồm: Hướng dẫn hình thành các tổ chức kinh tế của nông dân để thành lập các tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp nông nghiệp; lựa chọn sản phẩm, vùng nguyên liệu tại địa phương và phát triển sản phẩm ý tưởng theo chuỗi giá trị như: sản phẩm mật ong, sản phẩm mật ong – chanh đào, sản phẩm mật ong kẹo lạc, sản phẩm cam tươi, cam sấy, cam đông lạnh, nước cam đóng hộp; xây dựng thương hiệu, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ phù hợp trong bảo quản và chế biến sản phẩm, nông sản; phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị từ khâu cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào đến sản xuất, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm; giới thiệu một số chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ và chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang theo Nghị quyết số 09/2019/NQ-HĐND ngày 19/7/2019 của HĐND tỉnh.

 Phát triển kinh tế tuần hoàn theo chu trình khép kín trong sản xuất nông nghiệp thông qua việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sinh học và nhờ vào đó mà sản xuất nông nghiệp sẽ khai thác và sử dụng được tài nguyên một cách tiết kiệm, hiệu quả, giảm thiểu sự lãng phí và thất thoát sau thu hoạch, tạo ra những sản phẩm an toàn và chất lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ được hệ sinh thái và sức khỏe của con người; chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp của Trung ương;  hướng dẫn thực hành một số giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái; trong đó có một số mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp có thể áp dụng được tại huyện mang lại hiệu quả như: Mô hình sản xuất nông nghiệp tổng hợp vườn – ao – chuồng (VAC); mô hình VAC kết hợp xây dựng hầm biogas (giải pháp hiệu quả giải quyết vấn đề chất thải trong chăn nuôi ở mô hình VAC truyền thống) vườn – ao – chuồng – bioga (VACB); mô hình trồng lúa – trồng nấm rơm – sản xuất phân hữu cơ – trồng cây ăn quả (Rơm được sử dụng để trồng nấm, chất thải sau trồng nấm được ủ thành phân bón cho cây trồng); đồng thời các học viên được thực hành mô hình sản xuất vi sinh vật chủ động: Sản xuất chế phẩm vi sinh, nhân nuôi chế phẩm vi sinh, sử dụng các chế phẩm vi sinh để xử lý rác thải hữu cơ thành phân vi sinh để tạo ra phân bón, xử lý môi trường và làm thức ăn chăn nuôi.

Giới thiệu một số giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông sản đặc sản như: Các bước phát triển fanpage bán hàng trên Facebook; xây dựng video bán hàng trên TIKTOK shop; quảng bá và tiêu thụ sản phẩm cam Sành, chè Shan tuyết trên ZALO SHOP; quảng bá trên các sàn thương mại điện tử; và thực hành một số kỹ năng về chuyển đổi số như kết bạn Zalo qua QRcode; tạo nhóm Zalo lớp học…

Kết thúc chương trình tập huấn, 98% số học viên tham dự đều cho rằng nội dung chương trình tập huấn thực sự bổ ích và cần thiết cho cán bộ quản lý, chủ doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp đặc sản trên địa bàn huyện để nghiên cứu, vận dụng và từng bước phát triển phù hợp với tình hình thực tiễn từng địa phương, góp phần thực hiện các Nghị quyết số: 09/2019/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; 15/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định về hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh; 18/2021/NQ-TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

 Nguồn: https://vusta.vn

Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google
icon Các tin tức khác
icon Hà Giang tổ chức Hội thảo phát huy vai trò của trí thức KH&CN trong giai đoạn mới 2021-2030
icon Nhiều ý kiến đóng góp cho Dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
icon Hội thảo Nâng cao năng lực tư vấn, phản biện và giám định xã hộinhằm thực hiện hiệu quả Kết luận số 93-KL/TW của Ban Bí thư
icon Có hướng dẫn mới về cơ chế tài chính cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
icon Tư vấn phản biện được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, bứt phá của Liên hiệp hội Hà Giang trong năm 2015
icon Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
icon Liên hiệp Hội Việt Nam đẩy mạnh tư vấn phản biện
Liên hiệp Hội Việt Nam
Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam
bộ khoa học và công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ
Thiết kế website