Hội thảo Nâng cao năng lực tư vấn, phản biện và giám định xã hộinhằm thực hiện hiệu quả Kết luận số 93-KL/TW của Ban Bí thư

 Từ ngày 09-10/6/2022 tại thành phố Yên Bái, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Yên Bái tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Nâng cao năng lực tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TVPB&GĐXH) nhằm thực hiện hiệu quả Kết luận 93-KL/TW ngày 20/11/2020 của Ban Bí thư”. Hội thảo có sự tham dự của đại diện 18 Liên hiệp các Hội KH&KT các tỉnh phía Bắc, các hội thành viên của Liên hiệp Hội tỉnh Yên Bái cùng đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh Yên Bái. TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và đồng chí Tạ Văn Long, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp Hội tỉnh Yên Bái chủ trì hội thảo.

Hội thảo Nâng cao năng lực tư vấn, phản biện và giám định xã hộinhằm thực hiện hiệu quả Kết luận số 93-KL/TW của Ban Bí thư

Toàn cảnh Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ tịch Phan Xuân Dũng khẳng định Kết luận số 93-KL/TW ngày 20 tháng 11 năm 2020 của Ban Bí thư Trung ương là văn bản rất quan trọng để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sau khi có Kết luận số 93-KL/TW, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức quán triệt và Xây dựng chương trình hành động thực hiện Kết luận số 93-KL/TW. Trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TVPB&GĐXH). Thời gian qua, hoạt động TVPB&GĐXH đã có những đóng góp rất tích cực, góp phần nâng cao vị thế, vai trò của Liên hiệp Hội Việt Nam cũng như của đội ngũ trí thức trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

Hội thảo đã nghe Trưởng Ban TVPB&GĐXH báo cáo: Kể từ khi có Kết luận số 93-KL/TW đến nay, các cơ quan Ban, Bộ, ngành ở Trung ương đã tích cực đề nghị Liên hiệp Hội Việt Nam đóng góp ý kiến TVPB&GĐXH các Dự thảo Quy hoạch, Đề án, Chiến lược, Nghị định, Thông tư (sau đây gọi là Dự thảo văn bản). Năm 2021 Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức góp ý 13 Dự thảo văn bản: Góp ý “Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, “Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” theo đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải; Góp ý Dự thảo “Thông tư Quy định quản lý Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030”, “Đề án Chiến lược quốc gia phát triển đội ngũ trí thức giai đoạn 2021-2030”, “Báo cáo đánh giá quá trình triển khai thực hiện thí điểm diễn đàn khoa học giai đoạn 2015-2020” theo đề nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ; Góp ý Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác khí tượng thủy văn đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia”, dự thảo “Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường”, dự thảo “Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, dự thảo “Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường” theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Góp ý "Đề án về tổ chức bộ máy, hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam” theo yêu cầu của Văn phòng Trung ương Đảng; Góp ý dự thảo “Đề án sắp xếp các tổ chức quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ” theo đề nghị của Bộ Nội vụ; góp ý Dự thảo Luật phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) theo đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tổ chức tọa đàm Thực trạng, tình hình hình phát triển đội ngũ trí thức KH&CN trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam phục vụ công tác xây dựng Chiến lược quốc gia phát triển đội ngũ trí thức giai đoạn 2021-2030 theo đề nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ; Nghiên cứu rà soát Luật Hoá chất. Và từ đầu năm 2022 đến nay, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức góp ý 04 Dự thảo văn bản theo đề nghị của các cơ quan Đảng và Nhà nước, cụ thể: Tổ chức tọa đàm Thực trạng, tình hình hình phát triển đội ngũ trí thức KH&CN trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam phục vụ công tác xây dựng Chiến lược quốc gia phát triển đội ngũ trí thức giai đoạn 2021-2030 theo đề nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ; Nghiên cứu rà soát Luật Hoá chất trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Tổ chức hội thảo “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành” theo đề nghị của Đoàn Giám sát của Quốc hội khoá XV; Nghiên cứu rà soát, đánh giá và đề xuất sửa đổi các Luật thuế trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính. Tại các hội thành viên, trong hơn 1 năm qua, cũng có nhiều hoạt động đóng góp ý kiến đối với các dự thảo văn bản quan trọng của theo yêu cầu của các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Hội thảo Nâng cao năng lực tư vấn, phản biện và giám định xã hộinhằm thực hiện hiệu quả Kết luận số 93-KL/TW của Ban Bí thư

Đồng chí Chủ tịch LHH Hà Giang tham luận tại Hội thảo

Báo cáo cũng cho thấy, trong 2 năm 2021-2022, LHH Bắc Giang được giao 19 nhiệm vụ TVPB&GĐXH, đến nay đã hoàn thành 12 nhiệm vụ, LHH Phú Thọ đã hoàn thành 8/14 nhiệm vụ, LHH Sơn La góp ý 15 nhiệm vụ TVPB, LHH Vĩnh Phúc triển khai trên 20 nhiệm vụ TVPB, LHH Cao Bằng triển khai 5 nhiệm vụ TVPB, LHH Hà Giang đã triển khai 8 nhiệm vụ TVPB&GĐXH, LHH Hà Nội đóng góp ý kiến vào nhiều nội dung chương trình, dự án quan trọng của Thủ đô, LHH Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang và các hội thành viên tham gia góp ý nhiều văn bản quan trọng theo đề nghị của các cơ quan cấp ủy và chính quyền địa phương. Nhiều nội dung góp ý của Liên hiệp Hội Việt Nam đã được các cơ quan Trung ương đánh giá cao. Điển hình như, nhiều nội dung góp ý của các chuyên gia trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam đối với 03 quy hoạch đường đường bộ, đường sắt, và mạng lưới cảng hàng không và sân bay quốc tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2045 đã được Bộ Giao thông vận Tải tiếp thu, chỉnh sửa. Đến nay, các quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải là một trong số ít quy hoạch được phê duyệt kể từ khi Luật quy hoạch có hiệu lực.

Nhận xét, đánh giá về kết quả TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội kể từ khi có Kết luận số 93-KL/TW các tham luận từ đại diện các Liên hiệp hội địa phương cho thấy từ khi có Kết luận 93, hoạt động TVPB&GĐXH tiếp tục nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cấp ủy và chính quyền địa phương trong việc tạo các điều kiện thuận lợi để hoạt động như: Cơ sở pháp lý, kinh phí, định hướng hoạt động, đặt hàng đối với Liên hiệp Hội và các hội thành viên. Tuy nhiên, các phát biểu tại hội thảo cho thấy hoạt động TVPB&GĐXH cũng có nhiều khó khăn, vướng mắc: Mặc dù Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã quy định khá rõ những Đề án cần được TVPB&GĐXH của Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên, quy định việc đặt hàng của Đảng và Nhà nước đối với Liên hiệp Hội Việt Nam, nhưng trên thực tế, chưa có quy định pháp luật bắt buộc phải có TVPB&GĐXH, chưa có chế tài đối với các đề án, dự án không sử dụng TVPB&GĐXH. Do vậy, hoạt động TVPB&GĐXH chưa thực sự được coi trọng. Do nhận thức của các cấp về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động TVPB&GĐXH chưa đúng, nên nhiều cơ quan còn né tránh TVPB&GĐXH dẫn đến hiện tượng nhiều dự thảo chương trình, dự án, đề án được các cơ quan soạn thảo lấy ý kiến trong thời gian rất ngắn, hoặc tài liệu gửi lấy ý kiến không đầy đủ, do đó Liên hiệp Hội và các hội thành viên không có đủ thời gian và thông tin, số liệu, dữ liệu để đóng góp ý kiến và TVPB một cách hiệu quả. Lực lượng trí thức tham gia hoạt động hội đông nhưng lực lượng chuyên gia tham gia vào hoạt động TVPB&GĐXH còn mỏng, chủ yếu là các chuyên gia, các nhà khoa học lớn tuổi. Khả năng nghiên cứu, cập nhật các vấn đề mới bị hạn chế, nhất là trong thời kỳ cách mạng 4.0. Một số nhà khoa học còn tâm lý e ngại khi nêu ý kiến trái chiều. Do vậy, về lâu dài, hoạt động TVPB&GĐXH cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định. Một số Liên hiệp hội và các hội thành viên chưa chủ động trong việc lập kế hoạch và huy động nguồn lực triển khai hoạt động TVPB&GĐXH mà vẫn chờ đặt hàng từ các cơ quan Đảng va Nhà nước. Cơ chế tài chính đối với hoạt động TVPB&GĐXH chưa phù hợp; Định mức chi đối với hoạt động TVPB&GĐXH còn thấp và còn nhiều bất cập, nhất là định mức chi cho chuyên gia rất thấp, do đó khó có thể tổ chức được các hoạt động chất lượng thực sự tốt.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động TVPB&GĐXH trong thời gian tới nhằm thực hiện hiệu quả Kết luận số 93-KL/TW của Ban Bí thư, đó là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản của các cơ quan Đảng và Nhà nước về TVPB&GĐXH, tạo sự thống nhất cao về sự cần thiết cần có TVPBGĐXH đối với các chương trình, đề án, dự án quan trọng trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định. Cần chủ động xây dựng kế hoạch TVPB&GĐXH bám sát vào kế hoạch hoạt động của Quốc hội, các Ban, Bộ ngành ở Trung ương, Kế hoạch hoạt động của các cấp, ngành ở địa phương; Tích cực đề xuất với các cơ quan Đảng và Nhà nước các nhiệm vụ quan trọng của quốc gia, ngành, lĩnh vực và địa phương cần có sự tham gia phản biện của Liên hiệp Hội và các hội khoa học kỹ thuật. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan rà soát, tổng hợp kế hoạch nhiệm vụ tư vấn phản biện đối với các chương trình, đề tài dự án quan trọng cần phải có TVPB&GĐXH; Thường xuyên có các Hội nghị, hội thảo chia sẻ thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án quan trọng của đất nước, ngành, lĩnh vực, địa phương, qua đó có thể gợi mở những vấn đề cần TVPB&GĐXH; chủ động và tích cực huy động các nguồn lực để thực hiện tốt chức năng TVPB&GĐXH, trong đó có nguồn lực tài chính, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên gia, thông tin, số liệu, tài liệu tham khảo phục vụ các hoạt động TVPB&GĐXH. Tăng cường sự phối hợp giữa Liên hiệp Hội với cơ quan chủ trì soạn thảo chương trình, đề án nhằm tạo sự đồng thuận và tiếp thu các ý kiến TVPB&GĐXH. Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới cơ chế, chính sách có liên quan đến TVPB&GĐXH, trong đó có cơ chế giao nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước và cơ chế đặt hàng TVPB&GĐXH theo tinh thần Kết luận số 93-KL/TW.

Cao Hồng Kỳ, Chủ tịch LHH Hà Giang

 

Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google
icon Các tin tức khác
icon Hà Giang: Tập huấn phát triển liên kết sản xuất gắn với KTTH trong nông nghiệp
icon Hà Giang tổ chức Hội thảo phát huy vai trò của trí thức KH&CN trong giai đoạn mới 2021-2030
icon Nhiều ý kiến đóng góp cho Dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
icon Có hướng dẫn mới về cơ chế tài chính cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
icon Tư vấn phản biện được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, bứt phá của Liên hiệp hội Hà Giang trong năm 2015
icon Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
icon Liên hiệp Hội Việt Nam đẩy mạnh tư vấn phản biện
Liên hiệp Hội Việt Nam
Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam
bộ khoa học và công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ
Thiết kế website