Cần phải có giải pháp chủ động ứng phó với đợt diễn biến thời tiết nắng nóng đỉnh điểm diễn ra trong mùa hè năm nay

           Theo quy luật thì tháng 6 hàng năm được coi là tháng nắng và nóng nhất trong năm. Tuy mới hết tháng 5 dương lịch, nhưng ở nhiều nơi đã và đang ghi nhận những đợt nắng, nóng đỉnh điểm, nhiệt độ có nơi đạt đến 37-380C. Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật sống. Làm thế nào để giữ cho bản thân, gia đình và cây trồng và vật nuôi được an toàn, sau đây nguyên nhân và một số giải pháp ứng phó với đợt nắng nóng đỉnh điểm.

          Lãnh thổ Việt Nam có hình chữ S trải dài từ vĩ độ 8027’ Bắc (từ Mũi Cà Mau) đến 23023’ Bắc (đỉnh dầu Lũng Cú, huyện Đồng văn, tỉnh Hà Giang). Như vậy, đất nước Việt Nam chúng ta nằm trọn trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán cầu. Tiêu biểu cho chế độ mặt trời vùng nội chí tuyến là hiện tượng mặt trời đi qua thiên đỉnh 2 lần trong năm, và độ cao mặt trời (ho) quanh năm rất lớn từ 460 đến 900; vì thế năng lượng bức xạ mặt trời nhận được rất nhiều, quyết định đến đặc tính nhiệt đới của khí hậu. Nước ta thuộc vùng nội chí tuyến, một năm có 2 lần mặt trời đi qua thiên đỉnh (mặt trời chiếu thẳng góc xuống mặt đất); ở tất cả các vùng của cả nước hiện tượng này thể hiện rất rõ, nhưng do Việt nam nằm kéo dài theo phương kinh tuyến và chênh lệch khá nhiều về vĩ độ, nên khoảng cách giữa 2 lần qua thiên đỉnh của mặt trời ở nước ta không đồng nhất giữa các vùng, miền và ngắn dần từ Nam ra Bắc; biến thiên các yếu tố khí hậu từ dạng kép (2 Max - cực đại, 2 Min - cực tiểu) sang dạng đơn (1 Max, 1 Min). Càng đi lên phía Bắc, hai lần có nhiệt độ tối cao và 2 lần có nhiệt độ tối thấp lại càng gần nhau hơn.

Cần phải có giải pháp chủ động ứng phó với đợt diễn biến thời tiết nắng nóng đỉnh điểm diễn ra trong mùa hè năm nay

Sơ đồ quỹ đạo của trái đất và phân chia mùa (ảnh minh họa)

          Khu vực thành phố Hà Nội (xung quanh vĩ độ 210 vĩ Bắc), mặt trời 2 lần đi qua thiên đỉnh, độ cao mặt trời (ho) đạt 880-890 tạo ra 2 đợt nắng nóng kéo dài, mỗi đợt kéo dài vài ngày và có ảnh hưởng đến thời tiết, khí hậu địa bàn của các tỉnh lân cận; đợt nắng nóng đỉnh điểm thứ nhất xảy ra trước hoặc sau ngày 27/5 một vài ngày, và đợt nắng nóng đỉnh điểm thứ 2 xảy ra trước hoặc sau ngày 18/7.

          Đối với tỉnh Hà Giang (trải dài từ 22023’-23023’ vĩ độ Bắc), mặt trời đi qua thiên đỉnh 1 lần trong năm (mặt trời chiếu thẳng góc xuống mặt đất), vào những ngày cận của ngày 21/6 độ cao mặt trời (ho) xấp xỉ 890 tạo ra những ngày nắng nóng đỉnh điểm trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao kéo dài làm cơ thể mất nước và muối khoáng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mọi người; cảm nhiệt, say nắng có thể xảy ra khi cơ thể mất khả năng cân bằng nhiệt, tự làm mát. Trong những ngày trời nắng nóng, mọi người cần sắp xếp làm các công việc phải làm ngoài trời vào sáng sớm hoặc buổi chiều muộn khi nhiệt độ ngoài trời mát mẻ hơn; nên uống nhiều nước hơn mức bình thường, bổ sung nước trái cây tươi để tăng cường vitamin. Những ngày nắng nóng, vật nuôi, cây trồng bị thiếu nước, động vật có thể đột quỵ do nhiệt hoặc dễ mắc bệnh, để phòng tránh cần phải cung cấp kịp thời và đủ nước cho cây trồng, vật nuôi.

          Cao Hồng Kỳ, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Giang      

Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google
icon Các tin tức khác
icon Phổ biến kiến thức ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hoá tại huyện Quản Bạ
icon Hơn 300 người dân huyện Mèo Vạc được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò vàng
icon Tập huấn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển cây ăn quả ôn đới, tạo sinh kế cho người dân tại xã Lùng Tám, Cán Tỷ, huyện Quản Bạ
icon Bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm
icon Tác hại của Amiăng trắng và khuyến cáo sớm ngừng việc sử dụng Amiăng trắng trong chất liệu tấm lợp
icon Cây sưa, giá trị của gỗ sưa đỏ và kỹ thuật trồng cây gỗ sưa
icon Hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức- Cần đẩy mạnh hơn nữa.
icon Tác dụng của cây đinh lăng và cách trồng cây đinh lăng trong chậu cảnh
icon Hội thảo khoa học "Giải pháp phát huy tiềm năng, lợi thế đặc thù phát triển KT-XH xã đặc biệt khó khăn huyện Yên Minh"
icon Phổ biến kiến thức về kỹ thuật nuôi ong lấy mật bạc hà tại 2 xã: Sủng Trà và Sủng Máng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang
Liên hiệp Hội Việt Nam
Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam
bộ khoa học và công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ
Thiết kế website