Cây sưa, giá trị của gỗ sưa đỏ và kỹ thuật trồng cây gỗ sưa

 Trong tự nhiên, cây sưa có hai loại chính đó là sưa trắng và sưa đỏ. Cây gỗ sưa trắng cho hoa đẹp, quả to dài, đốt không có mùi, nhưng giá trị cây gỗ sưa trắng không bằng gỗ sưa đỏ. Cây gỗ sưa đỏ trông gần giống cây sưa trắng nên việc phân biệt 2 loại cây gỗ sưa cũng khá khó khăn nếu chúng ta không am hiểu về loại gỗ này, quả của cây gỗ sưa kết thành từng chùm, đốt lên có mùi thối nên có nhiều nơi người ta gọi là cây trắc thối.

          Cây sưa là cây rất ưa sáng, ưa đất sâu, dày, độ ẩm cao sẽ giúp cây phát triển tốt. Cây gỗ sưa có khả năng tái sinh hạt tốt. Thân cây nhẵn, màu xám trắng, lúc nhỏ thân cây hơi vẹo và không được thẳng. Đầu mùa xuân thay lá, hoa màu trắng rất đẹp. Gỗ cứng trắc, thơm và có tỷ trọng nặng hơn gỗ bình thường. Vân gỗ đều đẹp tự nhiên, hiện tại đây là loại gỗ quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, do nạn lâm tặc và phá rừng xảy ra thì lượng gỗ sưa ngày càng khan hiếm; chính vì thế đây là loại cây đang được bảo vệ để tránh tình trạng bị tuyêt chủng.

          Cây sưa đỏ (Sưa Bắc Bộ hay còn gọi là trắc thối, huê mộc vàng) có danh pháp khoa học là Dalbergia Tonkinensis Prain, là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu Fabaceae. Cây sưa là cây gỗ nhóm 1A (loại cây cực kỳ quý hiếm, cấm khai thác và sử dụng với mục đích thương mại từ năm 1994) tập trung chủ yếu ở Trung Bộ và Tây Nguyên, cây gỗ sưa còn xuất hiện rải rác trong các đình, chùa ở nông thôn, vườn trồng của các hộ gia đình và trên các trục đường phố cổ, công viên ở Hà Nội. Cây sưa trồng thì được phép khai khác và sử dụng.

Cây sưa, giá trị của gỗ sưa đỏ và kỹ thuật trồng cây gỗ sưa

Hình ảnh cây gỗ sưa đỏ bị chặt hạ (nguồn ảnh sưu tầm)

          Đặc điểm gỗ cây sưa đỏ có màu vàng nhạt, lõi màu thẫm hơn, có mùi thơm như gỗ trầm, đặc biệt nó có vân gỗ bốn mặt chứ không chỉ hai mặt như các loại gỗ khác và khi đưa ra ánh sáng thấy óng ánh 7 màu. Thời kỳ vua chúa phong kiến, gỗ sưa người ta dùng để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì nó vừa là hương liệu vừa là dược liệu. Những năm gần đây, giới nhà giàu Trung Quốc chuyển sang săn lùng cây gỗ sưa để đóng quan tài hoặc ướp xác như các vị Hoàng đế Đại Hán trước đây. Được biết quan tài đóng bằng gỗ sưa có khả năng giữ được xác lâu, không bị phân hủy. Tuy nhiên, giá trị đích thực của nó lại thuộc về vấn đề tâm linh. Nếu chết được chôn bằng quan tài hoặc được ướp bằng bột gỗ sưa thì linh hồn người chết dễ được siêu thoát, đem lại điều may mắn cho gia đình. Ngoài ra, cây sưa thường gắn với các điển tích của Phật giáo, do đó ngày nay người ta làm những khâu tràng hạt có giá vài nghìn USD để bán cho các nhà sư và thiện nam tín nữ ở Trung Quốc. Song, công dụng rõ ràng nhất là hàng gia dụng và đồ thờ như là bàn ghế thờ cúng, tượng phật, thần tài,... Các sản phẩm được làm từ gỗ sưa được lau sạch hàng ngày, do có lực ma sát nên vật dụng toát ra vẻ đẹp kỳ diệu và linh thiêng của nó. Nếu là đồ gia dụng như tủ, ghế, bàn, nhà,... được làm từ gỗ sưa đỏ thì gia chủ sẽ làm ăn phát tài, phát lộc. Ngoài ra, dầu ép từ gỗ sưa còn dùng để chế hương liệu cho ngành sản xuất nước hoa hảo hạng. Theo một số thông tin gỗ sưa đỏ còn có dược tính đặc biệt, trị được căn bệnh viêm xương quái đản. Từ lâu, người Trung Quốc đã chiết xuất từ lõi cây sưa đỏ ra một loại chất và điều trị bệnh viêm xương rất hiệu quả (bản thân gỗ sưa là 1 vị thuốc đông y); ngoài ra gỗ sưa còn có rất nhiều công dụng khác nữa.

          Kỹ thuật trồng cây sưa đỏ: Cây sưa đỏ trồng không khó, dễ trồng hơn nhiều loại cây và không có yêu cầu bắt buộc nào để có thể trồng. Sưa đỏ là cây họ đậu nên có thể trồng làm hàng rào, làm cây chắn gió hoặc trồng làm cây che mát cho một số loại cây trồng khác. Hoa sưa đẹp nên trồng làm cây trong các công trình, công viên, biệt thự, sân trường, cơ quan, công sở. Cây sưa phát triển tốt dưới tán cây vải, keo, bạch đàn, có thể trồng cây sưa hỗn giao với cây công nghiệp, cây dược liệu,…Do tán ít nên có thể trồng xen canh với các cây trồng khác, từ cây ngắn ngày đến dài ngày. Trồng cây sưa đỏ xem như “của để dành”, đầu tư nhẹ, dễ chăm sóc.

Cây sưa, giá trị của gỗ sưa đỏ và kỹ thuật trồng cây gỗ sưa

Kỹ thuật trồng cây gỗ sưa

          Về tiêu chuẩn cây con: Cây sưa con đem trồng phải từ 4-6 tháng tuổi, đường kính cổ rễ từ 4-5 mm, cao từ 25-50cm là tốt nhất.

          Về kỹ thuật làm đất: Trồng rải rác hay tập trung đều phải đào hố. Theo nghiên cứu thì kích thước hố 50x50x50 cm là phù hợp.

          Về mật độ trồng: Nếu trồng rải rác cây cách cây 2,5m; trồng tập trung nơi đất tốt thì cây cách cây 3m và hàng cách hàng 3m; mật độ 1.100 cây/ha. Nơi đất cằn cỗi thì cây cách cây 2m, hàng cách hàng 3m; mật độ 1.660 cây/ha. Khi trồng đảm bảo mặt bầu dưới mặt đất 5cm.

          Về kỹ thuật bón phân: Bón lót mỗi hố từ 1-3 kg phân chuồng.

          Kỹ thuật chăm sóc: Sau khi trồng tưới ẩm đều trong 15 ngày cho cây bén rễ hồi xanh. Trong 3 năm đầu, mỗi năm làm cỏ bón phân 2-3 lần. Bón mỗi cây 0,1-0,2kg NPK (12:5:10). Những năm sau làm cỏ 1-2 lần/năm. Bón mỗi cây tăng 0,1-0,2 kg NPK/mỗi tuổi. Muốn rút ngắn chu kỳ kinh doanh, cây đạt được gỗ thương phẩm thì phải thường xuyên chăm sóc. Sau khi trồng 1 tháng, cây phát triển bình thường có thể bón các loại phân hóa học để kích thích sự phát triển của cây. Lưu ý chỉ nên bón 1 lượng rất nhỏ (khoảng 1 thìa cà phê phân hóa học) cách gốc khoảng chừng 5cm để tránh cây héo lá.

          Trong thời gian 3 năm đầu làm cỏ quanh gốc cây đảm bảo cây không bị cỏ dại chen lấn tạo nguồn quang hợp cho cây. Nên tỉa cành vào cuối mùa khô hàng năm để tạo cho thân cây thẳng. Sau trồng 2-3 năm tỉa bỏ cành la, cành võng. Sau khi trồng được 5-6 năm thì cắt tỉa bỏ cành giao nhau. Từ khi cây phát triển bình thường có thể bón phân hoặc không cũng được vì cây gỗ sưa đỏ là cây họ đậu, bộ rễ của nó có hệ vi khuẩn cộng sinh nên tự tổng hợp Nitơ để giúp cây phát triển. Do vậy sức phát triển của cây sưa đỏ mạnh hơn rất nhiều các loại cây gỗ cùng nhóm và cho thu hoạch sớm hơn rất nhiều.

          Kỹ thuật tưới nước và phòng trừ sâu hại: Tưới lúc mới trồng 1-2 tháng. Người ta chưa thấy có loại sâu nào ăn lá cây sưa. Vì cây sưa có mùi đặc biệt nên nó kỵ các loài sâu bọ, côn trùng, ruồi muỗi.

          Thời vụ trồng: Khu vực miền Bắc người ta thường trồng sưa vào tháng 2 đến tháng 4. Khu vực Bắc Trung Bộ trồng từ tháng 9 đến tháng 11. Khu vực Duyên hải Miền Trung trồng từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ trồng từ tháng 6 đến tháng 9.

          Tuổi thành thục công nghiệp (cây thương phẩm): Cây sưa trồng 10 năm, sinh trưởng trung bình có đường kính > 25cm, cao 13m. Giá hiện tại khoảng 30 triệu đồng. Như vậy, tuổi thành thục cây sưa từ trên dưới 10 năm trở lên. Hiện tại người ta lùng mua đồ gia dụng làm bằng gỗ sưa như đi mua đồ cổ: Giường, tủ, bàn ghế cũ với giá 2.500.000đ/kg tùy theo chất lượng gỗ tốt, xấu. Khả năng trồng xen là khả năng lớn nhất của cây sưa. Cây sưa phát triển tốt dưới tán vải, keo, bạch đàn nên không cần chặt bỏ cây trồng hiện tại, có thể trồng cây sưa hỗn giao với keo tai tượng, cây dược liệu mà không cạnh tranh chất dinh dưỡng của các cây khác. Không cần phải có rừng mới trồng cây lâm nghiệp được, ta có thể tận dụng mọi nơi có đất để rồng. Ví dụ vườn rộng 2000 mét vuông có thể trồng được khoảng 300 cây sưa. Trong khoảng 10 năm này thì có thể trồng cây xen cây bất kỳ dưới gốc sưa để cho thu nhập hàng năm. Có thể trồng làm hàng rào, nhà nào có diện tích nhỏ thì trồng cây cách cây 3m thì ít nhất có thể trồng được 100 cây. Trong nhà có thể trồng làm cây cảnh, vừa đẹp vừa cho thu nhập sau này.

Cao Hồng Kỳ, Liên hiệp hội Hà Giang biên tập

Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google
icon Các tin tức khác
icon Phổ biến kiến thức ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hoá tại huyện Quản Bạ
icon Hơn 300 người dân huyện Mèo Vạc được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò vàng
icon Tập huấn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển cây ăn quả ôn đới, tạo sinh kế cho người dân tại xã Lùng Tám, Cán Tỷ, huyện Quản Bạ
icon Bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm
icon Tác hại của Amiăng trắng và khuyến cáo sớm ngừng việc sử dụng Amiăng trắng trong chất liệu tấm lợp
icon Hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức- Cần đẩy mạnh hơn nữa.
icon Cần phải có giải pháp chủ động ứng phó với đợt diễn biến thời tiết nắng nóng đỉnh điểm diễn ra trong mùa hè năm nay
icon Tác dụng của cây đinh lăng và cách trồng cây đinh lăng trong chậu cảnh
icon Hội thảo khoa học "Giải pháp phát huy tiềm năng, lợi thế đặc thù phát triển KT-XH xã đặc biệt khó khăn huyện Yên Minh"
icon Phổ biến kiến thức về kỹ thuật nuôi ong lấy mật bạc hà tại 2 xã: Sủng Trà và Sủng Máng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang
Liên hiệp Hội Việt Nam
Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam
bộ khoa học và công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ
Thiết kế website