Hội thảo bồi dưỡng chăm sóc lực lượng sáng tác văn học trẻ

 HGĐT- Ngày 19.9, Hội Văn học nghệ thuật 7 tỉnh khu vực phía Bắc tổ chức Hội thảo bồi dưỡng, chăm sóc lực lượng sáng tác văn học trẻ tại tỉnh Hà Giang. Dự hội thảo có Nhà văn Tùng Điển, Phó Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học Nghệ thuật Việt Nam; đại diện lãnh đạo Hội Văn học nghệ thuật các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn và Hà Giang.
small_38021.jpg
 Nhà văn Tùng Điển phát biểu tại hội thảo.

Báo cáo đề dẫn tại hội thảo, khẳng định: Với thế hệ trẻ, văn học nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc ươm mầm và hun đúc tình cảm, ước mơ, hoài bão, lý tưởng cho mỗi con nguời. Từ ngàn đời nay, những lời hát du, làn điệu dân ca, những câu ca dao, tục ngữ, áng văn thơ bất hủ… đã bồi đắp tâm hồn, tôi luyện khí phách của mỗi người con đất Việt, tạo nên sức mạnh tinh thần, văn hoá to lớn của dân tộc ta, lập nên những chiến công hiển hạch trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, việc phát hiện, bồi dưỡng, chăm sóc lực lượng sáng tác văn học nghệ thuật trẻ để bổ sung cho đội ngũ văn nghệ sỹ hiện có, nhằm xây dựng lực lượng văn nghệ sỹ ngày một đông đảm và có chất lượng. Tại tỉnh Hà Giang, đội ngũ văn nghệ sỹ ngày một lớn mạnh, từ 30 hội viên những ngày đầu chia tách tỉnh đến nay đã có 189 hội viên tham gia hoạt động trong 7 chuyên ngành là: Văn học, âm nhạc, mỹ thuật - kiến trúc, nhiếp ảnh, sân khấu, văn nghệ dân gian, múa biểu diễn. Các văn nghệ sỹ đã cống hiến nhiều tác phẩm mới, phản ánh chân thực, sinh động hiện thực cuộc sống. Để có được những thành công đó, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo thông qua các hoạt động nghề nghiệp, mở các trại sáng tác nhằm thu hút, tập hợp giới văn nghệ sỹ, trong đó có nhiều nghệ sỹ trẻ phát huy khả năng sáng tác như Nguyễn Thị Nga, sinh năm 1992, dân tộc Kinh; Trần Mỹ Thương, sinh năm 1987, dân tộc Cao Lan; Viên Thị Nga, sinh năm 1988, dân tộc Tày… Tại hội thảo, các đại biểu đã có nhiều tham luận nêu bật vai trò, ý nghĩa của việc bồi dưỡng, chăm sóc lực lượng sáng tác văn học trẻ; những kinh nghiệm, kỹ năng trong phát hiện, bồi dưỡng, chăm sóc cho các nghệ sỹ, cây bút trẻ; vấn đề giới thiệu, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng.

 

Phát biểu tại hội thảo, nhà văn Tùng Điển cho rằng: Hội thảo là cơ hội tốt, là dịp để các văn nghệ sỹ trao đổi những kinh nghiệm hay, bàn giải pháp để phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ trẻ. Để làm tốt công tác này, Hội Văn học nghệ thuật các tỉnh khu vực phía Bắc cần đặc biệt quan tâm đến việc ươm mầm, phát hiện, bồi dưỡng những nghệ sỹ trẻ có năng khiếu, kỹ năng viết văn học; tạo điều kiện tốt nhất không chỉ dừng lại trong việc giới thiệu tác phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng mà còn nên có chương trình tập hợp các tác phẩm chất lượng từ các lớp bồi dưỡng để in thành sách.

Siêu tầm - Lương Hoa LHH

Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google
icon Các tin tức khác
icon Phổ biến kiến thức ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hoá tại huyện Quản Bạ
icon Hơn 300 người dân huyện Mèo Vạc được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò vàng
icon Tập huấn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển cây ăn quả ôn đới, tạo sinh kế cho người dân tại xã Lùng Tám, Cán Tỷ, huyện Quản Bạ
icon Bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm
icon Tác hại của Amiăng trắng và khuyến cáo sớm ngừng việc sử dụng Amiăng trắng trong chất liệu tấm lợp
icon Cây sưa, giá trị của gỗ sưa đỏ và kỹ thuật trồng cây gỗ sưa
icon Hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức- Cần đẩy mạnh hơn nữa.
icon Cần phải có giải pháp chủ động ứng phó với đợt diễn biến thời tiết nắng nóng đỉnh điểm diễn ra trong mùa hè năm nay
icon Tác dụng của cây đinh lăng và cách trồng cây đinh lăng trong chậu cảnh
icon Hội thảo khoa học "Giải pháp phát huy tiềm năng, lợi thế đặc thù phát triển KT-XH xã đặc biệt khó khăn huyện Yên Minh"
Liên hiệp Hội Việt Nam
Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam
bộ khoa học và công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ
Thiết kế website